Tương lai nông nghiệp 4.0 của Thụy Sĩ
Bộ Kinh tế Thụy Sĩ đang kêu gọi người nông dân nắm bắt “cuộc cách mạng kỹ thuật số.
Trong đó bao gồm việc sử dụng các công nghệ hiện đại như máy bay không người lái, robot vắt sữa, xe điều khiển tự động, cảm biến thông minh, giám sát sinh học, chia sẻ dữ liệu… để tạo ra một bước ngoặt lớn, làm tăng năng suất và hiệu quảcủacác hoạt động nông nghiệp.
“Cuộc cách mạng này thực sự đang diễn ra xung quanh việc thu hoạch mùa màng và quản lý dữ liệu nông nghiệp. Tôi không nói về một điều gì đó quá xa vời.Sự thay đổi sẽ diễn ra nhanh chóng trong thời gian tới và nó sẽ ảnh hưởng đến Thụy Sĩ”, Francis Egger, mộtthành viên của ban thư ký Hiệp hội nông dân Thụy Sĩ, cho biết.
Những lợi ích của nông nghiệp 4.0
Cédric Romon là người sở hữu một cơ sở kinh doanh khai thác nông nghiệp tại khu vực Lausanne, Thụy Sĩ.Romon thường ngồi thoải mái trong buồng máy lạnh của máy gặt đập liên hợp được trang bị hệ thống dẫn đường tự động. Tại đó, anh thu thập được một lượng lớn dữ liệu về mùa vụ đang thu hoạch mỗi ngày.
“Dữ liệu này giúp tôi có thể cung cấp thông tin chính xác cho chủ sở hữu của cây trồng về năng suất của từng lô đất, chất lượng và độ ẩm của hạt đã thu hoạch”, Romonnói. Ngoài ra, khả năng thu thập dữ liệu theo cách trên giúp Romon giảm đáng kể thời gian làm việc trong văn phòng.
“Các đồng nghiệp của tôi trực tiếp nhập dữ liệu, chẳng hạn như thời gian, diện tích bề mặt, năng suất… vào trong một hệ thống tập trung có thể truy cập bằng điện thoại thông minh. Điều này cho phép chúng tôi dành nhiều thời gian ở bên ngoài hơn và tập trung vào công việc mà chúng tôi yêu thích”, Romon cho biết.
Egger hy vọng rằng, việc số hóa các hoạt động nông nghiệp sẽ làm giảm bớt một số gánh nặng hành chính cho người nông dân – điều mà ông nói là “gần như không thể chịu nổi”.
Egger ủng hộ tạo ra một nền tảng duy nhất có thể đơn giản hóa việc quản lý trang trại và mạng lưới các bên liên quan, bao gồm chính phủ.Một hệ thống như vậy sẽ kết hợp dữ liệu nông nghiệp công cộng – liên kết tới hệ thống thanh toán trực tuyến hoặc để truy xuất nguồn gốc động vật – với dữ liệu cá nhân, cả về kinh tế lẫn kỹ thuật.
Nhưng sự phát triển như vậy mang cả lợi ích lẫn rủi ro, Những người nắm giữ dữ liệu tổng hợp có khả năng kiểm soát thị trường. Điều này có thể dẫn đến sự hội nhập ngành nông nghiệp theo chiều dọc, Egger nhận định.
Những thách thức
Một số chuyên gia tỏ ra lo lắng khi nói đến hậu quả của nền nông nghiệp số hóa. “Chúng ta đang trong quá trình mở chiếc hộp Pandora (Pandora là chiếc hộp chứa đựng những điều xấu xa trên thế giới trong thần thoại Hy Lạp) mà không hề biết gì về hậu quả xã hội và tâm lý của những công nghệ mới này đối với người nông dân”, Yvan Droz, nhà khoa học tại Học viện Nghiên cứu Phát triển và Quốc tế Geneva, cho biết.
Người nông dân có nguy cơ bị phụ thuộc vào các hãng sản xuất máy móc nông nghiệp và những công ty công nghệ lớn đang ồ ạt đầu tư vào cuộc đua hướng tới nông nghiệp 4.0. Ví dụ, John Deere – một công ty tại Mỹ – tích hợp hệ thống quản lý trang trại có thể quản lý và bảo dưỡng máy móc từ xa, lập kế hoạch ngân sách và tối ưu hóa năng suất của lái xe.
“Chính phủ, các bang và các tổ chức nông nghiệp cần phải hành động nhanh chóng để tránh tình trạng nông dân bị chi phối bởi những công ty đa quốc gia có vị trí thống trị trên thị trường”, Egger cảnh báo.
Trong một nghiên cứu được thực hiện bởi Droz và hai đồng nghiệp đã nhấn mạnh cảm giác cô đơn của người nông dân đã lan tỏa khắp cộng đồng nông nghiệp.”Công nghệ là một yếu tố tạo ra sự cô lập.
Nông dân dành nhiều thời gian để nghe đài phát thanh hoặc xem tivi một mình trong buồng lái máy kéo tự động của họ.Việc liên hệ với các đồng nghiệp của họ đang trở nên ít dần”, Droz nhận xét.
Một hậu quả khác của quá trình tự động hóa ngày càng tăng trong nông nghiệp đó là làm tổn hại đến mối quan hệ giữa nông dân và Trái Đất, cũng như thái độ lạnh nhạt ngày càng tăng giữa con người và động vật.
Ví dụ, Droznhận thấy việc sử dụng robot vắt sữa trong chuồng chăn nuôiảnh hưởng đến mối liên hệ tình cảm giữa người nông dân với vật nuôi của họ.
Công nghệ cao cũng gây ra mức độ căng thẳng nhiều hơn trong quá trình áp dụng.”Trong giai đoạn thích ứng, robot vắt sữa được liên kết trực tiếp với điện thoại thông minh của người nông dân. Nhưng nếu robot gặp vấn đề, người nông dân lại phải đến nhà kho vắt sữa để xử lý, thường là vào giữa đêm.Điều này gây ra sự khó chịu không nhỏ cho họ”, Droz nói.
Mặc dù các phương pháp công nghệ mới đang ngày càng được người nông dân chấp nhận, nhưng chúng chưa có vai trò nổi bật ở vùng nông thôn Thụy Sĩ bởi các trang trại quá nhỏ và đất quá gồ ghề để có thể sử dụng các thiết bị tự động.
Quốc Hùng - Khoa học phát triển