Grab rót hơn 1 triệu USD cho các startup Việt Nam, thời gian nhận hồ sơ đến hết 10/4/2020
Năm công ty khởi nghiệp giai đoạn đầu tại Việt Nam sẽ được nhận khoản đầu tư 150.000 USD tiền mặt từ chương trình tăng tốc Grab Ventures Ignite.

Grab gia nhập hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam với chương trình tăng tốc Grab Ventures Ignite tập trung vào các công ty khởi nghiệp giai đoạn đầu (early stage) nhằm tận dụng hệ sinh thái công nghệ đang phát triển nhanh chóng tại đây.
Việt Nam là quốc gia đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á mà Grab triển khai chương trình Grab Ventures Ignite. Chương trình tăng tốc này sẽ giúp nuôi dưỡng và phát triển những startup Việt thông qua việc tận dụng sức mạnh và năng lực của Grab.
Năm công ty khởi nghiệp trong chương trình Grab Ventures Ignite sẽ nhận được khoản đầu tư 150.000 USD từ Grab và Gobi Partners, đối tác tài trợ của Grab trong dự án này.
Grab Ventures Ignite sẽ tập trung vào các startup trong những lĩnh vực đang “hot” hiện nay như di động, thực phẩm, thanh toán, dịch vụ tài chính, logistic, thương mại điện tử và trí tuệ nhân tạo (AI).
Các công ty khởi nghiệp được chọn từ chương trình cũng sẽ trải qua chương trình đào tạo kéo dài 14 tuần tại TP.HCM. Ngoài ra, các startup này sẽ có cơ hội tham gia chương trình trải nghiệm thực tế thị trường tại Singapore do Cơ quan Phát triển Truyền thông Thông tin Singapore (IMDA) tổ chức và được giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với các startup Singapore.
Những startup giành chiến thắng cuối chương trình sẽ nhận được giải thưởng bao gồm một khoản đầu tư và nhiều dịch vụ hỗ trợ khác.
PV
Xem thêm
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ký Quyết định Ban hành Chương trình hành động thực hiện nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 và những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2025.
Ngày 24/6/2023, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 98 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM. Ở lĩnh vực khoa học công nghệ, nhiều chính sách được xem là "chìa khóa" giúp tháo gỡ khó khăn, huy động nguồn lực xã hội để thúc đẩy hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo của Thành phố.
Chiều 20-1, tại trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ (KH-CN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức phiên họp thứ nhất. Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo, chủ trì phiên họp.
Tọa đàm được tổ chức với mong muốn tạo ra nền tảng vững chắc để Thành phố có thể triển khai các bước đi chiến lược tiếp theo. Với sự hỗ trợ của các chính sách ưu đãi, môi trường pháp lý linh hoạt, nguồn nhân lực chất lượng cao, cùng hạ tầng công nghệ hiện đại, TP.HCM hoàn toàn có thể phấn đấu trở thành một Trung tâm tài chính quốc tế hàng đầu trong khu vực.
Năm 2024, Thành phố Hồ Chí Minh chọn chủ đề công tác năm là “Quyết tâm thực hiện hiệu quả Chuyển đổi số và Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội”.
Chiều ngày 27/12/2024, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.
Ngày 26/12/2024, Trung tâm Đào tạo nghiệp vụ Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (QTC) phối hợp cùng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) tổ chức hội thảo “Tuyên truyền phổ biến về kết quả áp dụng Chương trình đảm bảo đo lường của doanh nghiệp”.
Nhiều sáng kiến, kinh nghiệm xây dựng và triển khai chính sách hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) của TP.HCM, Bến Tre, Đà Nẵng,… được chia sẻ tại hội thảo do Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM tổ chức chiều 17/12 trong khuôn khổ Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp TP.HCM 2024 (WHISE 2024).
Trong khuôn khổ Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp TP.HCM 2024 (WHISE 2024) đã diễn ra Diễn đàn quốc tế về đại học khởi nghiệp. Tại đây, 5 trường đại học đã ký cam kết, tiên phong hưởng ứng chuyển đổi sang mô hình đại học khởi nghiệp, bao gồm: trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP.HCM (HCMUT); trường Đại học Nguyễn Tất Thành (NTTU); trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM (UEL); trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM (HUFLIT) và trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH).
Sáng ngày 18/12/2024, tại Trung tâm Hội nghị 272, Quận 3, TP.HCM đã diễn ra Hội thảo khoa học quốc tế về trí tuệ nhân tạo (AI) với chủ đề “Thúc đẩy ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực hành chính công tại Thành phố Hồ Chí Minh”. Sự kiện do Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM tổ chức nhằm định hướng nghiên cứu và ứng dụng AI trong lĩnh vực hành chính công, góp phần xây dựng Thành phố thông minh, hiện đại.