Nền tảng gia sư Snapask sẽ mở rộng thị trường sang Việt Nam
Người sáng lập và CEO Timothy Yu cho biết, nền tảng gia sư trực tuyến – Snapask sẽ mở rộng sang Việt Nam, tập trung vào thị trường Đông Nam Á, nơi có nhu cầu cao về dạy kèm và dịch vụ giáo dục tư thục khác. Startup dự kiến đặt trụ sở khu vực tại Singapore nhằm phát triển video nội dung, nghiên cứu sản phẩm cho nền tảng của mình…

Khi ứng dụng dịch vụ gia sư theo yêu cầu Snapask ra đời vào năm 2015, nhiều người gọi đây là “Uber gia sư”, bắt đầu với khoảng 100.000 học sinh trong hai năm đầu tiên. Cũng giống như ứng dụng gọi xe Uber của Mỹ, Snapask phát triển nhanh chóng, hiện có hơn 2 triệu người dùng và kết nối với 250.000 gia sư tại 8 thị trường trên thế giới. Sau 4 năm hoạt động, Snapask đã huy động được hơn 20 triệu USD vốn đầu tư.
Nền tảng Snapask cho phép gia sư có thể dạy kèm tối đa 10 sinh viên cùng một lúc. Timothy Yu – nhà sáng lập và CEO của Snapask cho biết, những gia sư ở Hồng Kông, Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc dành khoảng hai giờ mỗi ngày để trả lời các câu hỏi. Thu nhập trung bình của họ vào khoảng 1.200 USD/tháng, còn với những người làm việc từ 4-5 giờ mỗi ngày thì có thể kiếm được 4-5000 USD/tháng. Snapask sử dụng mô hình định giá khác nhau ở mỗi thị trường và vị CEO này nói rằng, gia sư ở mỗi địa phương có thể kiếm được nhiều hơn khoảng 50% đến 60% so với các công việc gia sư truyền thống.
Người sáng lập và CEO Timothy Yu cho biết, nền tảng gia sư trực tuyến – Snapask sẽ mở rộng sang Việt Nam, tập trung vào thị trường Đông Nam Á, nơi có nhu cầu cao về dạy kèm và dịch vụ giáo dục tư thục khác. Startup dự kiến đặt trụ sở khu vực tại Singapore nhằm phát triển video nội dung, nghiên cứu sản phẩm cho nền tảng của mình…
PV
Xem thêm
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ký Quyết định Ban hành Chương trình hành động thực hiện nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 và những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2025.
Ngày 24/6/2023, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 98 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM. Ở lĩnh vực khoa học công nghệ, nhiều chính sách được xem là "chìa khóa" giúp tháo gỡ khó khăn, huy động nguồn lực xã hội để thúc đẩy hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo của Thành phố.
Chiều 20-1, tại trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ (KH-CN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức phiên họp thứ nhất. Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo, chủ trì phiên họp.
Tọa đàm được tổ chức với mong muốn tạo ra nền tảng vững chắc để Thành phố có thể triển khai các bước đi chiến lược tiếp theo. Với sự hỗ trợ của các chính sách ưu đãi, môi trường pháp lý linh hoạt, nguồn nhân lực chất lượng cao, cùng hạ tầng công nghệ hiện đại, TP.HCM hoàn toàn có thể phấn đấu trở thành một Trung tâm tài chính quốc tế hàng đầu trong khu vực.
Năm 2024, Thành phố Hồ Chí Minh chọn chủ đề công tác năm là “Quyết tâm thực hiện hiệu quả Chuyển đổi số và Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội”.
Chiều ngày 27/12/2024, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.
Ngày 26/12/2024, Trung tâm Đào tạo nghiệp vụ Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (QTC) phối hợp cùng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) tổ chức hội thảo “Tuyên truyền phổ biến về kết quả áp dụng Chương trình đảm bảo đo lường của doanh nghiệp”.
Nhiều sáng kiến, kinh nghiệm xây dựng và triển khai chính sách hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) của TP.HCM, Bến Tre, Đà Nẵng,… được chia sẻ tại hội thảo do Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM tổ chức chiều 17/12 trong khuôn khổ Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp TP.HCM 2024 (WHISE 2024).
Trong khuôn khổ Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp TP.HCM 2024 (WHISE 2024) đã diễn ra Diễn đàn quốc tế về đại học khởi nghiệp. Tại đây, 5 trường đại học đã ký cam kết, tiên phong hưởng ứng chuyển đổi sang mô hình đại học khởi nghiệp, bao gồm: trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP.HCM (HCMUT); trường Đại học Nguyễn Tất Thành (NTTU); trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM (UEL); trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM (HUFLIT) và trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH).
Sáng ngày 18/12/2024, tại Trung tâm Hội nghị 272, Quận 3, TP.HCM đã diễn ra Hội thảo khoa học quốc tế về trí tuệ nhân tạo (AI) với chủ đề “Thúc đẩy ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực hành chính công tại Thành phố Hồ Chí Minh”. Sự kiện do Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM tổ chức nhằm định hướng nghiên cứu và ứng dụng AI trong lĩnh vực hành chính công, góp phần xây dựng Thành phố thông minh, hiện đại.