Khó khăn nhất của Startup là gì?
Sau bao năm phong trào quốc gia khởi nghiệp thì Startup đúng chất đã bài bản hơn, chịu khó cập nhật kiến thức, chịu khó tư duy chiến lược, lựa chọn mô hình kinh doanh thông minh và có sự khác biệt đồng thời cũng chủ động chuẩn bị kỹ lưỡng hơn khi ra khơi. Nhưng cho thời điểm này, nếu được hỏi Startup đang gặp khó khăn gì nhất?
Theo quan điểm cá nhân của ông Trịnh Nguyên Tuấn Anh, Founder King Broker thì khó khăn nhất của Startup là về vốn. Tiếp cận nguồn vốn rất khó, sự hỗ trợ là quá ít so với nhu cầu thực tế. Ngay cả phía ngân hàng và các quỹ đầu tư cũng có những tiêu chí, tiêu chuẩn hỗ trợ chưa thực sự sát với nguyện vọng của Startup.
Đầu tư cho khởi nghiệp khác nhiều với việc đầu tư kinh doanh hay mua cổ phần, cổ phiếu doanh nghiệp. Tâm lý các nhà đầu tư của chúng ta thường chỉ tập trung vào những Startup đã hoạt động ổn định, có doanh số, có thị phần (nhưng con số này không nhiều đa phần là Startup già), Việt Nam chúng ta đang cần rất nhiều Quỹ đầu tư mạo hiểm, các nhà đầu tư thiên thần táo bạo hơn, sẵn sàng mất tiền nhưng không thao túng cổ phần Startup, bởi vì đầu tư khởi nghiệp là siêu lợi nhuận đầu tư 10 được 1 thôi cũng đã rất ổn rồi.
Hơn nữa nên tập trung vào tiềm năng Startup khi còn manh nha, những điểm yếu của nó có thể thay thế, có thể khắc phục, quan trọng là họ có thế mạnh, có yếu tố cốt lõi để thành công. Đầu tư cho Startup hiện nay cũng như đi thi Hoa hậu, chỉ có vài giải, chọn vài người trong khi đó xã hội ngoài kia vẫn còn rất nhiều cô gái đẹp và xứng đáng.
– Các doanh nghiệp Khởi nghiệp là những doanh nghiệp có tiềm năng và động lực tăng trưởng rất mạnh mẽ từ 200% – 2000% thậm chí hơn trong một thời gian ngắn. Từ cuộc vận động quốc gia khởi nghiệp đến nay đã hình thành một thế hệ Startup đông đảo Cuối 9X và 8X có thể đến 200.000 doanh nghiệp khởi nghiệp trong vài năm tới. Thực tế tỷ lệ phá sản khoảng 80 – 90%, trong số này sẽ có phần nhiều tiếp tục ” tái – khởi nghiệp ” nên tỷ lệ thành công sẽ cao dần.
– Quốc gia khởi nghiệp được tạo nên tư những, cá nhân khởi nghiệp và doanh nghiệp khởi nghiệp. Tại sao chúng ta không hoạch định đầu tư phát triển Startup là chiến lược kinh tế của quốc gia.
Nếu được đầu tư đúng và đủ Statup sẽ mang lại nhiều thành quả cho nền kinh tế:
Tăng trưởng các chỉ số kinh tế
Thêm các cơ hội việc làm, giảm thất nghiệp
Phát triển nền kinh tế năng động và hội nhập
Tiềm năng nuôi dưỡng thương hiệu Quốc tế
Vậy nhà nước nên hỗ trợ Startup như thế nào?
– Tổ chức thường kì các diễn dàn khởi nghiệp, mời gọi các quỹ đầu tư quốc tế, các nhà đầu tư thiên thần
– Kêu gọi thành lập các quỹ khởi nghiệp mạo hiểm từ những doanh nhân yêu nước, hoặc các nguồn quỹ từ ngân sách
– Tập trung trí tuệ của những chuyên gia hàng đầu Việt Nam để nghiên cứu cho ra ” Bộ cẩm nang khởi nghiệp, Bộ giáo trình khởi nghiệp, Bộ Công thức khởi nghiệp, Bộ Hệ thống – Quy trình dành cho khởi nghiệp…và rất nhiều Bộ nữa ” chúng ta đã phát triển rộng nhưng giờ là cần phát triển theo chiếu sâu.
– Tư duy khởi nghiệp nên sớm là một học phần trong các chương trình đào tào chính quy của Bậc THPT trở lên.
– Tổ chức thường niên các cuộc thi khởi nghiệp quy mô Toàn quốc (đã có rất nhiều cá nhân và tổ chức, báo chí tự làm rồi nhưng vẫn chưa tới tầm làm triệt để nên hiệu quả còn rất hạn chế, để thực sự hiệu quả cần tới sức mạnh của hệ thống chính trị)
– Tổ chức các triển lãm xúc tiến và quảng bá kinh doanh cho các doanh nghiệp khởi nghiệp trong nước và quốc tế.
– Chỉ đạo và phối hợp với Ngân hàng dành một mức tín dụng nào đó để hỗ trợ vốn cho khởi nghiệp với những tiêu chí sát sườn. Có quá nhiều Startup phải vay tín dụng đen, vay tín chấp với lãi suất cắt cổ làm sao phát triển được. Cần phải có những chương trình riêng hỗ trợ cho khởi nghiệp.
– Các Bộ Ban ngành phải thực sự bắt tay với nhau cùng triển khai theo một chương trình chung, làm thật quyết liệt 5 năm 10 năm Kinh tế Việt Nam không tăng tốc thần kỳ mới là lạ.
– Hỗ trợ thuế đặc biệt cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.
Trịnh Nguyên Tuấn Anh, Founder King Broker
Xem thêm