Mã số N2092: Nâng cao thể lực chung cho học sinh trường THCS Lê Thành Công - Huyện Nhà Bè thông qua trò chơi vận động
A. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2016, có khoảng 41 triệu trẻ dưới 5 tuổi và 340 triệu trẻ em từ 5-19 tuổi bị thừa cân, béo phì. Ở Việt Nam, tỷ lệ thừa cân, béo phì có xu hướng tăng nhanh, đặc biệt là ở khu vực thành phố. Theo kết quả Tổng điều tra Dinh dưỡng toàn quốc 2019 – 2020 của Viện dinh dưỡng quốc gia, tỷ lệ trẻ em thừa cân, béo phì tăng gấp 2,2 lần, từ 8,5% năm 2010 lên thành 19,0% năm 2020.
Vào ngày 23 tháng 1 năm 2020, trường hợp đầu tiên mắc COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra được xác nhận tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Xã hội, kinh tế bị tác động bởi đại dịch.
Trong năm 2020, Việt Nam đã kiểm soát khá tốt dịch bệnh với tổng số ca tử vong xác nhận cả năm là 35. Tuy nhiên, sang đến cuối tháng 7 năm 2022, tình hình dịch bệnh đã trở nên trầm trọng hơn với số ca mắc COVID-19 cùng với số ca tử vong tăng đột biến. Đại dịch COVID-19 đã lan ra toàn bộ 63 tỉnh, thành tại Việt Nam. Tính đến ngày 4 tháng 8 năm 2022, Việt Nam đã có 11.189.968 ca nhiễm và 43.094 ca tử vong được công bố chính thức. Nơi có dịch nặng nhất là Hà Nội với tổng số 1.610.931 ca nhiễm và 1.221 ca tử vong. Nơi nhẹ nhất là Ninh Thuận với 8.707 ca nhiễm và 60 ca tử vong.
Với xã hội ngày càng phát triển như hiện nay, người ta không quá khó để bắt gặp những hình ảnh các ông bố bà mẹ hay ông bà cho con/cháu cầm máy tính, điện thoại chơi, xem phim mỗi khi muốn dỗ chúng ăn cơm hay dỗ chúng nín khóc. Ở những lứa tuổi lớn hơn thì chúng ta có thể thấy hình ảnh những em bé ngồi gò mình bên màn hình máy tính với đủ các thể loại chương trình từ phim, nhạc cho đến game. Tuy vậy có rất nhiều người không hiểu về tác hại của máy tính đối với trẻ nhỏ khi cho chúng sử dụng quá tầm kiểm soát của cha mẹ. Việc cho trẻ sử dụng máy tính, điện thoại quá nhiều có thể gây ra những ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của bé….
B. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Mục đích nghiên cứu
Thông qua nghiên cứu, đề tài muốn phát hiện những thông tin liên quan đến hiện trạng và sự phát triển về hình thái, thể lực của học sinh trường trung học cơ sở Lê Thành Công từ đó có các phương án phù hợp, thiết thực trong việc dạy và học môn thể dục ở trường trung học cơ sở Lê Thành Công huyện nhà bè tp. Hồ Chí Minh.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu lựa chọn những test đánh giá thể lực chung cho học sinh trường trung học cơ sở Lê Thành Công.
Nghiên cứu lựa chọn những trò chơi vận động cho học sinh trường trung học cơ sở Lê Thành Công.
Đánh giá hiệu quả của những trò chơi vận động cho học sinh trường trung học cơ sở Lê Thành Công.
C. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐẾ NGHIÊN CỨU
1. Quan điểm của Đảng và nhà nước về công tác giáo dục thể chất cho học sinh ở trường học
Vấn đề giáo dục thể chất cho học sinh được nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước xã hội chủ nghĩa rất quan tâm và coi là một trong những mặt công tác hàng đầu của Đảng và nhà nước. Ở Việt Nam từ trước đến nay và ngay cả trong hoàn cảnh khó khăn, Đảng và nhà nước đều rất quan tâm đến vấn đề này, xem nó như là một vấn đế có tính chất chiến lược.
Theo Hồ Chí Minh Tư tưởng về con người phải được phát triển hài hòa giữa thể chất và tinh thần. Lần đầu tiên ý tưởng về phát triển con người toàn diện được C. Mác và F.Anghen xác định rõ nội dung cụ thể nhằm xây dựng một xã hội mới, xã hội Cộng sản chủ nghĩa. “Việc kết hợp lao động sản xuất với trí tuệ và thể dục, không chỉ là một trong những phương tiện tăng thêm sức mạnh cho xã hội, mà còn là phương tiện duy nhất để phát triển con người toàn diện….”
2. Hệ thống giáo dục thể chất ở các trường phổ thông của nước ta hiện nay
Giáo dục thể chất là một môn học bắt buộc được dạy chính thức trong kế hoạch giảng dạy cuả nhà trường từ mẫu giáo đến bậc đại học, thể hiện rõ nét qua hệ thống, các giải thi đấu thể thao cuả học sinh, sinh viên như Hội khỏe Phù Đổng giành cho các bậc học phổ thông, từ đó góp phần tích cực trong việc nâng cao thể chất, thể lực của lứa tuổi học sinh nói riêng và của người Việt Nam nói chung.
Hệ thống giáo dục thể chất đối với học sinh, sinh viên ở nước ta được hình thành trên những quan điểm đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Sự quan tâm đến giáo dục thể chất tức là quan tâm đến con người mà con người là vốn quí nhất của xã hội, là tài sản vô giá của quốc gia. Giáo dục thể chất là biện pháp hữu hiệu đem lại sức khoẻ cho mọi người.
3. Đặc điểm tâm lý của học sinh cấp II
Theo Phạm Hữu Cang: Ở lứa tuổi này, do quá trình hưng phấn nhanh và mạnh nên các em ưa thích hoạt động, thích bắt chước, vì vậy giáo viên cần chú ý làm mẫu nhiều, rõ ràng, chính xác, kết hợp với giảng giải đơn giản ngắn gọn, dễ hiểu, thì các em dễ tiếp thu và làm được các động tác. Ý chí của các em còn thấp, tâm tính dễ thay đổi, sức chú ý khó tập trung, nên trong giảng dạy giáo viên cần thông qua hoạt động cụ thể để bồi dưỡng ý chí cho các em, thông qua nhiều hình thức hoạt động, luôn thay đổi nội dung hoạt động sẽ tập trung được sức chú ý, gây hào hứng cho các em trong luyện tập. Ở lứa tuổi này tuy đặc điểm giới tính trai, gái chưa có nhiều khác biệt rõ ràng, nhưng trong quá trình giảng dạy cũng cần có những yêu cầu khác nhau, vì các em gái thường ưa thích hoạt động nhẹ nhàng, mềm dẻo có nhịp điệu, sức mạnh cũng kém so với các em trai.
So với học sinh tiểu học hứng thú của các em xuất hiện thêm nhiều nét mới và được xác định rõ ràng hơn, mang tính chất bền vững, sâu sắc và phong phú hơn. Hứng thú của các em rất năng động, các em sẵn sang tìm hiểu lĩnh vực tri thức mình ưa thích. Do vậy, việc giảng dạy TDTT cũng như các môn học khác đóng vai trò chủ yếu trong vấn đề này. Giờ học TDTT giúp các em tự giác và tính cực tập luyện trong giờ học chính khóa và hoạt động ngoại khóa. Song, chất lượng giảng dạy và nhân cách giáo viên có ảnh hưởng mạnh đến sự nảy sinh và phát triển hứng thú của các em đối với các môn học.
4. Đặc điểm sinh lý của học sinh lứa tuổi Trung học cơ sở
Hàng năm, bình thường chiều cao của các em gái tăng thêm 4cm – 5cm, các em trai tăng thêm 5cm – 6cm; điều đáng lưu ý là: cũng chính trong thời gian này có một giai đoạn chiều cao tăng đột biến, có năm tăng 8-12 cm và mức tăng trưởng này kéo dài 1-2 năm nếu được chăm sóc dinh dưỡng và tập luyện TDTT đúng cách. Tuy nhiên, không thể dự đoán trước được chính xác năm đó là năm nào, nên vẫn phải đảm bảo dinh dưỡng và tập luyện trong suốt giai đoạn này, vì đây là cơ hội cuối cùng để tăng chiều cao. Sau dậy thì, chiều cao vẫn tăng, nhưng rất chậm.
Cơ thể học sinh trung học cơ sở đang trên đà phát triển mạnh, những không cân đối. Để hiểu rõ hơn đặc điểm nói trên, cần biết thêm sự phát triển của một số hệ thống cơ quan dưới đây:
5. Hệ thần kinh
Đã hoàn thiện về cơ cấu tế bào, nhưng chức năng sinh lý vẫn đang phát triển mạnh. Quá trình hưng phấn chiếm ưu thế rõ rệt, khả năng phân tích tổng hợp mặc dù còn thấp nhưng sâu sắc hơn tuổi nhi đồng. Dễ thành lập phản xạ, song cũng dễ phai mờ, cho nên tiếp thu nhanh, nhưng cũng mau quên. Sự ức chế phân biệt bị kém đi, hưng phân mang tính chất lan tỏa hơn.
6. Hệ vận động
Phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng. Xương đang cốt hóa mạnh mẽ, dài ra rất nhanh. Các xương nhỏ ở cổ tay, cổ chân đã thành xương chưa vững vàng, lao động, tập luyện nặng dễ đau kéo dài ở các khớp đó. Mãi đến 15-16 tuổi cột sống mới tương đối ổn định các đường cong sinh lý; nếu đi, đứng, ngồi,… sai tư thế vẫn có thể bị cong vẹo cột sống. Đặc biết đối với nữ do các xương chậu chưa cốt hóa đầy đủ, nếu tập luyện không đúng sẽ dễ bị méo, lệch ảnh hưởng đến chức năng sinh đẻ sau này. Bắp thịt của các em phát triển chậm hơn sự phát triển của xương chủ yếu phát triển mạnh về chiều dài; từ 15-16 tuổi bắp thịt dần phát triển chiều ngang. Mặt khác, các cơ co và cơ to phát triển nhanh hơn các cơ duỗi và cơ nhỏ.
7. Hệ tuần hoàn
Kích thước tim tăng dần theo lứa tuổi và chịu ảnh hưởng nhiều của tập luyện. Tần số co bóp tim giảm dần theo lứa tuổi. Tim to thêm gần 2 lần so với tim nhi đồng, mạch máu chỉ to gấp một lần rưỡi. Hệ tuần hoàn tuy tăng đột biến nhưng vẫn không theo kịp tốc độ phát triển quá mạnh mẽ của toàn cơ thể. Tập thể dục thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến hệ thống tuần hoàn, quả tim dần dần thích ứng và có khả năng chịu đựng với khối lượng làm việc nặng nhọc sau này.
8. Hệ hô hấp
Lứa tuổi tiểu học đang hoàn thành việc chuyển từ thở kiểu bụng sang thở kiểu ngực. Ngực vẫn còn tròn trĩnh, xương sườn còn nằm ngang, các cơ hô hấp mỏng. Cần hỗ trợ hô hấp cho các em bằng cách tăng cường hít thở sâu, thở phối hợp với động tác, đồng thời tập nhiều động tác tay ngực.
9. Đặc điểm phát triển tố chất thể lực của học sinh lứa tuổi trung học cơ sở
Cũng như ở hình thái, sự phát triển về thể lực của học sinh phổ thông Việt Nam tuy có tuân theo quy luật chung, nhưng cũng có những điểm riêng cần được chú ý khi tiến hành công tác giáo dục thể chất cho đối tượng này. Năng lực thể chất của cơ thể còn thể hiện qua hoạt động cơ bắp, nó bao gồm các tố chất vận động như: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, dẻo, sự khéo léo.
Tố chất thể lực là năng lực cơ bản của cơ thể con người, khi nghiên cứu các tố chất thể lực: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sự mềm dẻo và khéo léo chúng ta thấy rằng trong quá trình phát triển tự nhiên, các tố chất thể lực tăng theo lứa tuổi. Ở học sinh chúng theo 3 giai đoạn: giai đoạn tăng nhanh, giai đoạn tăng chậm và giai đoạn ổn định. Tố chất thể lực từ giai đoạn tăng nhanh chuyển qua giai đoạn ổn định theo thứ tự phát triển như sau: tố chất nhanh phát triển đầu tiên, sau đó tố chất mạnh và cuối cùng là tố chất bền, quy luật này ở nam và nữ giống nhau.
9.1. Phát triển sức nhanh
Đối với học sinh THCS, do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi đã có những điều kiện cần thiết để phát triển sức mạnh tốc độ và sức nhanh theo xu hướng tăng dần cùng với sự phát triển của lứa tuổi từ lớp 6 – 9. Các bài tập sức mạnh tốc độ dưới dạng nhảy ném, bật nhảy nhiều lần; nhảy từ trên xuống, từ dưới lên với nhịp độ nhanh, chạy viến tốc; chạy lên – xuống, chạy lên- xuống dốc theo những địa hình khác nhau…
9.2. Phát triển sức mạnh
Do đặc điểm phát triển theo lứa tuổi, chúng ta không nên phát triển các năng lực sức mạnh đơn thuần cho Học sinh tiểu học và bậc THCS. Nhiệm vụ cở bản của giai đoạn đầu là phát triển cân đối tất cả các nhóm cơ ở một mức độ hợp lý để thúc đẩy việc hoàn thành trạng thái của hệ cơ một cách vững chắc, củng cố các cơ hô hấp và chú ý tác động dẫn tới các nhóm phát triển chậm (ở trẻ em là các cơ bụng, lưng, cơ đùi,…).
9.3. Phát triển tố chất bền
Đối với học sinh lứa tuổi thiếu niên và thanh niên đã có đủ điều kiện cần thiết để phát triển sức bền chung. Sức bền chung là cơ sở để rèn luyện sức bền chuyên môn cho các môn thể thao.
9.4. Phát triển tố chất khéo léo
Khéo léo phụ thuộc vào tính linh hoạt của hệ thần kinh, sự hoạt động của các cơ quan phân tích, nhất là cơ quan phân tích vận động. Năng lực phân tích càng chính xác càng hoàn thiện thì khả năng tiếp thu và biến đổi động tác càng cao.
9.5. Phát triển tố chất mềm dèo
Tập để phát triển tố chất mềm dẻo tốt nhất là sau khi khởi động kỹ, hoặc sau khi bài tập thể dục buổi sáng. Mỗi ngày nên tập hai lần, sáng và chiều là số buổi lặp lại tốt nhất đối với người tập.
D. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những mục tiêu nghiên cứu đã được đặt ra sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
1.1. Phương pháp tham khảo tài liệu
Đề tài sử dụng phương pháp tham khảo tài liệu, nhằm tìm hiểu thực trạng, xu thế của vấn đề, hệ thống hóa các kiến thức liên quan đến đề tài nghiên cứu, từ đó xây dựng phần tổng quan, xây dựng cơ sở lý luận cho công việc nghiên cứu, giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu, xử lý, phân tích và bàn luận kết quả nghiên cứu.
1.2. Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp phỏng vấn tọa đàm, là một trong những phương pháp quan trọng được sử dụng trong quá trình nghiên cứu, thông qua hỏi, trả lời giữa nhà nghiên cứu với khách thể nghiên cứu, nhằm thu nhận từ khách thể nghiên cứu những thông tin khách quan.
1.3. Phương pháp quan sát sư phạm
Sử dụng phương pháp này chúng tôi khảo sát, phân tích đánh giá khách quan thực trạng việc rèn luyện của học sinh và xác định tính hiệu quả của các bài tập. Được sử dụng trong quá trình nghiên cứu thông qua việc theo dõi các buổi học môn Giáo dục thể chất của một số lớp để xem tình trạng thể chất của học sinh trong giờ học và kiểm tra lại những gì đã thu thập được ở phương pháp phỏng vấn.
1.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm
Là phương pháp dùng bài tập để kiểm tra, sử dụng các bài tập được tiêu chuẩn hóa về nội dung, hình thức để thu thập các thông tin về hiện trạng thể lực của khách thể nghiên cứu.
a. Bật xa tại chỗ
Mục đích: Kiểm tra tại chỗ bật xa để đánh giá sức mạnh chân.
Chuẩn bị: Đối tượng điều tra thực hiện bật xa tại chỗ trên thảm cao su. Trên thảm đặt thước đo để tính độ dài bật xa. Thước đo là 1 thanh hợp kim dài 3m, rộng 3cm. Kẻ vạch xuất phát, mốc 0 của thước chạm vạch xuất phát.
Cách thực hiện: Đối tượng điều tra đứng 2 chân rộng bằng vai, ngón chân đặt sát mép vạch xuất phát, 2 tay giơ lên cao, hạ thấp trọng tâm, gấp khớp khuỷu, gập thân, hơi lao người về phía trước, đầu hơi cúi, 2 tay hạ xuống dưới, ra sau (giống tư thế xuất phát trong bơi), phối hợp duỗi thân, chân bật mạnh về trước đồng thời 2 tay cũng vung mạnh ra trước. Khi bật nhảy và khi tiếp đất 2 chân tiến hành đồng thời cùng lúc.
Phương pháp đánh giá: Kết quả đo được tính bằng độ dài từ vạch xuất phát đến vệt cuối cùng của gót bàn chân (vạch dấu chân trên thảm), chiều dài lần nhảy được tính bằng đơn vị cm. Thực hiện bật 2 lần, lấy thành tích lần cao nhất.
a. Chạy con thoi 4x10 m (giây)
Mục đích: Dùng test này để đánh giá sức nhanh và khéo léo.
Chuẩn bị: Đường chạy có kích thước rộng 1.2 m, dài 10 m, hai đầu của đường chạy kẻ 2 vạch giới hạn. Hai đầu của đường chạy có khoảng trống là 2 m, đường chạy bằng phẳng, không trơn, đồng hồ bấm giờ. Người thực hiện có thể chạy bằng giày hoặc bằng chân đất tùy theo thói quen
Cách thực hiện: người thực hiện làm theo khẩu lệnh giống như trong chạy 30m xuất phát cao. Khi chạy đến vạch giới hạn chỉ cần 1 chân chạm vạch thì lập tức nhanh chóng quay lại về sau chạy về vạch xuất phát đến, khi một chân chạm vạch thì quay lại. Thực hiện lặp lại cho đến khi hết quãng đường, tổng số 2 vòng với 3 lần quay.
Phương pháp đánh giá: thành tích chạy được tính bằng dây và số lẻ từng 1/100 giây.
1. Tổ chức nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu : Một số bài tập phát triển thể lực cho học sinh trường trung học cơ sở Lê Thành Công huyện nhà bè TpHcm.
Khách thể nghiên cứu : học sinh trường trung học cơ sở Lê Thành Công huyện nhà bè tp. Hồ Chí Minh.
Địa điểm nghiên cứu :
Trường trung học cơ sở Lê Thành Công huyện nhà bè tp. Hồ Chí Minh.
Tổ chức nghiên cứu :
Giai đoạn 1: Từ tháng 04/2022 ®04/2022: Xác định đề tài.
Giai đoạn 2: Từ tháng 05/2022 ® 05/2022: Chuẩn bị điều kiện, cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu.
Giai đoạn 3: Từ tháng 5/2022 ® 5/2022: Kiểm tra sư phạm, xử lý số liệu, ứng dụng thực nghiệm chương trình.
Giai đoạn 4: Tháng 8/2022 : Hoàn thành đề tài.
E. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Nghiên cứu lựa chọn những test đánh giá thể lực chung cho học sinh trường trung học cơ sở Lê Thành Công.
Thông qua đặc điểm và thực trạng học sinh trường trung học cơ sở Lê Thành Công, tôi đã lựa chọn ra test đánh giá thể lực chung cho học sinh trường trung học cơ sở Lê Thành Công. Những test đó là
a. Chạy 30m xuất phát cao
Mục đích: Để đánh giá sức nhanh.
Chuẩn bị: Đường chạy có chiều dài thẳng 40m, bằng phẳng, chiều rộng 2m, mỗi đợt chỉ cho 1 em chạy. Ở vị trí xuất phát có 1 điều tra viên giúp đỡ cho việc xuất phát đúng hiệu lệnh, dọc theo đường chạy cứ 10m có 1 điều tra viên đứng hỗ trợ bảo vệ an toàn và hướng dẫn các em chạy đúng hướng. Kẻ đường thẳng xuất phát, đường thẳng đích, ở 2 đầu đường chạy. Sau đích có khoảng trống 10m để hoãn xung khi về đích.
Đối tượng điều tra chạy bằng chân không hoặc bằng giày, không chạy bằng dép, guốc, khi có hiệu lệnh “vào chỗ”, đối tượng điều tra được điều tra viên giúp đỡ tiến vào sau vạch xuất phát, đứng chân trước, chân sau, cách nhau 30-40cm, trọng tâm hơi đổ về phía trước, hai tay thả lỏng tự nhiên, bàn chân trước ngay sau vạch xuất phát, tư thế thoải mái.
Cách thực hiện: Khi nghe hiệu lệnh “sẵn sàng” đối tượng điều tra hạ thấp trọng tâm, dồn vào chân trước, tay hơi co ở khuỷu, đưa ra ngược chiều chân, thân người đổ về trước, đầu hơi cúi, toàn thân giữ yên, tập trung chú ý, đợi lệnh xuất phát. Khi có lệnh “chạy”, ngay lập tức lao nhanh về trước, thẳng tiến tới đích và băng qua đích.
Đối với người bấm giờ, đứng ngang vạch đích, tay cầm đồng hồ, đặt ngón tay trỏ vào nút bấm, nhìn về vạch xuất phát, khi thấy cờ bắt đầu hạ, lập tức bấm đồng hồ.Khi ngực hoặc vai của người chạy chạm mặt phẳng đích thì bấm dừng.
Phương pháp đánh giá: Thành tích chạy được xác định là giây và số lẻ từng 1/100 giây. Mỗi em thực hiện 1 lần.
a. Chạy tùy sức 5 phút
Mục đích: Để đánh giá sức bền chung, sức bền ưa khí.
Chuẩn bị: Đường chạy dài 25m, rộng ít nhất 2m, 2 đầu kẻ 2 đường giới hạn, phía ngoài 2 đầu giới hạn có khoảng trống 1m để chạy quay vòng. Trên đoạn 50m đánh dấu từng đoạn 5m để xác định phần lẻ quãng đường (±5m) sau khi hết thời gian chạy, dọc theo đường chạy cứ 10m có 1 điều tra viên đứng hổ trợ bảo vệ an toàn và hướng dẫn các em chạy đúng hướng. Mỗi đối tượng điều tra khi kiểm tra có 1 điều tra viên giúp bảo vệ an toàn và hướng dẫn chạy.
Cách thực hiện: Khi có lệnh “chạy”, đối tượng điều tra chạy trong ô chạy, hết đoạn đường 25m, vòng bên trái qua vật chuẩn chạy lặp lại trong vòng thời gian 5 phút, chạy từ từ ở những khúc đầu, phân phối đều và tùy theo sức của mình mà tăng tốc dần. Nếu mệt có thể chuyển thành đi bộ cho đến hết giờ
Mỗi đối tượng điều tra có 1 số đeo ở ngực và tay cầm ticke có số tương ứng. Khi có lệnh dừng chạy, lập tức thả ngay ticke của mình xuống ngay nơi chân tiếp đất để đánh dấu số lẻ quãng đường chạy, sau đó chạy chậm dần hoặc đi bộ thả lỏng để hồi sức.
Phương pháp đánh giá: Đơn vị đo quãng đường chạy là mét. Đoạn đường chạy được càng dài đánh giá sức bền chung càng tốt.
a. Bật xa tại chỗ
Mục đích: Kiểm tra tại chỗ bật xa để đánh giá sức mạnh chân.
Chuẩn bị: Đối tượng điều tra thực hiện bật xa tại chỗ trên thảm cao su. Trên thảm đặt thước đo để tính độ dài bật xa. Thước đo là 1 thanh hợp kim dài 3m, rộng 3cm. Kẻ vạch xuất phát, mốc 0 của thước chạm vạch xuất phát.
Cách thực hiện: Đối tượng điều tra đứng 2 chân rộng bằng vai, ngón chân đặt sát mép vạch xuất phát, 2 tay giơ lên cao, hạ thấp trọng tâm, gấp khớp khuỷu, gập thân, hơi lao người về phía trước, đầu hơi cúi, 2 tay hạ xuống dưới, ra sau (giống tư thế xuất phát trong bơi), phối hợp duỗi thân, chân bật mạnh về trước đồng thời 2 tay cũng vung mạnh ra trước. Khi bật nhảy và khi tiếp đất 2 chân tiến hành đồng thời cùng lúc.
Phương pháp đánh giá: Kết quả đo được tính bằng độ dài từ vạch xuất phát đến vệt cuối cùng của gót bàn chân (vạch dấu chân trên thảm), chiều dài lần nhảy được tính bằng đơn vị cm. Thực hiện bật 2 lần, lấy thành tích lần cao nhất.
2. Nghiên cứu lựa chọn những trò chơi vận động cho học sinh trường trung học cơ sở Lê Thành Công
Trò chơi vận động: “Kéo co”.
+ Cách chơi: chia học sinh làm 2 nhóm bằng nhau, tương đương sức nhau, xếp thành 2 hàng dọc đối diện nhau. Nếu người đứng đầu hàng nhóm nào giẫm vào vạch chuẩn trước là thua.
+Luật chơi:Bên nào giẫm vào vạch chuẩn trước là thua cuộc
Tên trò chơi: Nhảy bao bố
Mô tả chi tiết (luật chơi, cách chơi):
- Quản trò hay trọng tài đứng ra chia số người chơi thành các đội, mỗi đội từ 5 đến 7 thành viên. Có thể chia thành hai, ba hoặc bốn đội tùy thuộc vào số người chơi. Đảm bảo số thành viên của các đội như nhau.
- Kẻ các ô hàng dọc là đường chạy của mỗi đội cách nhau chừng 1m. Kẻ một vạch đích và một vạch xuất cắt qua các ô hàng dọc này, đảm bảo đường chạy dọc của các đội là đều nhau. Quãng đường giữa vạch đích và xuất xuất là khoảng 10m.
- Các đội chơi đứng thành hàng dọc ở vạch xuất phát tại ô hàng dọc của mình. Người chơi đầu tiên, chui vào bao bố, chuẩn bị ở vạch xuất phát.
- Khi đến vạch đích, người chơi thứ nhất lại quay trở lại, nhảy lại đến vạch xuất phát. Khi vượt qua vạch xuất phát, người chơi thứ nhất đưa bao cho người chơi thứ hai. Và người chơi thứ hai bắt đầu lượt chơi của mình.
- Cứ như vậy, trò chơi diễn ra liên tục cho tới khi người cuối cùng hoàn thành lượt chơi của mình.
- Đội nào có người cuối cùng về đích đầu tiên và không vi phạm các điều lệ của trò chơi là chiến thắng.
3. Đánh giá hiệu quả của những trò chơi vận động cho học sinh trường trung học cơ sở Lê Thành Công.
Bật xa tại chỗ trung bình của học sinh học sinh trường trung học cơ sở Lê Thành Công..
Chạy 30m xuất phát cao trung bình của học sinh trường trung học cơ sở Lê Thành Công giảm 0.21 giây.
Chạy 5 phút tùy sức trung bình của học sinh trường trung học cơ sở Lê Thành Công tăng 44.17 m.
F. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Đề tài nâng cao thể lực chung cho học sinh trường trung học cơ sở Lê Thành Công huyện nhà bè thông qua trò chơi vận động đã được thực hiện nghiêm túc và cơ bản đạt được mục tiêu và mục đích đã đề ra.
Theo kết quả có kết luận như sau:
1. Đề tài đã chọn được 3 test đánh giá có tác dụng đến việc nâng cao thể lực chung cho học sinh trường trung học cơ sở Lê Thành Công huyện nhà bè.
2. Đề tài đã chọn được 2 trò chơi vận động có tác dụng đến việc nâng cao năng lực phát triển thể lực chung cho học sinh trường trung học cơ sở Lê Thành Công huyện nhà bè.
3. Trò chơi vận động đã áp dụng giúp phát triển thể lực cho học sinh trường trung học cơ sở Lê Thành Công huyện nhà bè.
2. KIẾN NGHỊ
Kiến nghị cho phép vận dụng kết quả nghiên cứu vào việc lập kế hoạch định hướng chương trình giảng dạy cho phát triển thể lực cho học sinh trường trung học cơ sở Lê Thành Công huyện nhà bè.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ GD&ĐT (1977), Tài liệu hướng dẫn giảng dạy thể dục thể thao trong trường phổ thông (1977), Nxb Giáo dục , Hà Nội, tr. 7-8.
2. Bộ GDĐT (1996), Tạp chí lý luận Khoa học giáo dục, Nxb Bộ GDĐT, Tạp chí số 1/1996, tr.29.
3. Lê Bửu, Trần Văn Mui, Lâm Quang Thành (1988), Giáo dục thể chất cho học sinh ở trường học, Sở TDTT thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, tr.5-28.
Thông tin
Tên tác giả: Nguyễn Văn Hồng Vinh - Trường THCS Lê Thành Công
Đơn vị đồng hành
Đơn vị bảo trợ truyền thông