Mã số N2134: Tối ưu hóa năng lực học tập của học sinh cấp THCS thông qua việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy và học

    Hãy bấm LIKE, SHARE để bình chọn cho bài dự thi này.

1.    Đặt vấn đề

Đối với học sinh THCS, việc ứng dụng công nghệ thông tin không chỉ thỏa mãn tâm lí thích khám phá điều mới mẽ, thích thú với cái mới mà môi trường giáo dục hiện đại nhờ công nghệ cũng sẽ điều kiện tiên quyết để tối ưu hóa khả năng học tập, hoạt động, rèn luyện của học sinh, hướng các em đến mục đích phấn đầu mới là trở thành công dân toàn cầu.

Vì thế giải pháp “Tối ưu hóa năng lực học tập của học sinh cấp THCS thông qua việc ứng dụng Công nghệ thông tin” là một giải pháp hỗ trợ khơi dậy trong thầy, cô giáo, các đơn vị, địa phương tinh thần ứng dụng công nghệ vào trong hoạt động dạy và học nhiều hơn nữa.

2. Nội dung thực hiện

Thực hiện tiết học ứng dụng công nghệ

Ngoài việc thực hiện các dự án học tập, người thực hiện đề tài cũng đưa công nghệ vào những tiết giảng dạy và học tập bộ môn Ngữ văn. Cụ thể, kết hợp với các phương pháp, kĩ năng hướng học sinh chủ động, tự học và sáng tạo, sử dụng thành thạo công nghệ thông tin cho các bài thuyết trình. Đồng thời, các bạn học sinh có thể vừa học, vừa chơi, vừa sáng tạo qua nhiều ứng dụng khác nhau như: Skype - kết nối với các lớp học trong và ngoài nước, với ứng dụng này lớp học không còn là biên giới của các bức tường nữa mà các bạn có thể trau dồi thêm ngôn ngữ, kĩ năng giao tiếp, trình bày, …; Flipdrid - ứng dụng tạo nên những kho trữ liệu của lớp học rèn luyện năng lực tự chủ, tự lực của học sinh ở nhiều chủ đề; …. Vì lẽ đó, những năm học tiếp theo, việc đưa công nghệ vào trong giảng dạy trở thành một yêu cầu, giải pháp để bản thân đặt ra đầu mỗi năm học, cụ thể như:

-   Năm học 2020 – 2021: Thực hiện Ứng dụng Fliprid, Quizizz nhằm rèn luyện hiệu quả năng lực giao tiếp bộ môn Ngữ văn tại trường THCS Đồng Đen”.

Mục tiêu rèn luyện kĩ năng giao tiếp trong bộ môn Ngữ văn theo Chương trình tổng thể 2018 được PGS.TS Đỗ Ngọc Thống, Chủ biên chương trình môn Ngữ văn: “Trước đây, chương trình Ngữ văn được xây dựng theo trục lịch sử văn học và thể loại văn học. Chương trình môn Ngữ văn lần này lấy các kỹ năng giao tiếp (đọc, viết, nói và nghe) làm trục chính xuyên suốt ba cấp học nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình theo định hướng năng lực và bảo đảm tính chỉnh thể, sự nhất quán liên tục trong tất cả các cấp.” Đề tài mang đến những hiệu quả thiết thực cho bản thân trong hoạt động giảng dạy Ngữ văn tại trường THCS Đồng Đen nói riêng và có sự lan tỏa nhất định trong các đơn vị giáo dục tại địa phương

- Năm học 2021 – 2022: Thực hiện “Ứng dụng Padlet và bài giảng E-learning nhằm phát huy năng lực giao tiếp, tự chủ và tự học của học sinh trong môn Ngữ văn”. Qua quá trình áp dụng nổi bật với những tính mới cụ thể:

 - Ứng dụng hiệu quả Công nghệ thông tin vào dạy học Ngữ văn.

 - Cải thiện lại những thực trạng: thiếu tự tin trong khi giao tiếp, thuyết trình; không tự chủ trong học tập và cuộc sống; chưa có thói quen tự học tốt, … của học sinh.

  - Đề tài là giải pháp giúp các em học sinh nhiễm bệnh Covid -19 có thể theo kịp nội dung chương trình và chủ động trong việc học tập, rèn luyện của bản thân.

 - Đề tài còn góp phần củng cố kiến thức cho những học sinh yếu kém trong môn học bắt kịp kiến thức tốt hơn, đặc biệt là đối với học sinh cuối cấp khối lớp 9.

 3. Hiệu quả đạt được

Ý thức học tập của học sinh được cải thiện nhiều. Các em trở nên tự tin hơn, thể hiện bài nói lưu loát, khoa học hơn trong khi thuyết trình; Học sinh chủ động, biết sắp xếp thời gian học tập, sinh hoạt hợp lí; biết tự đặt ra vấn đề để giải phóng tiềm năng sáng tạo, hình thành phương pháp tư duy tốt. Năng lực của học sinh ngày càng được hình thành, bồi dưỡng và phát triển. Việc tối ưu hóa năng lực của người học là một quá trình quan sát, thu thập và tổng kết ở nhiều năm học liền để đánh giá hiệu quả của đề tài.

       Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đã giúp học sinh được tiếp cận phương pháp dạy học mới hấp dẫn hơn phương pháp đọc - chép truyền thống. Ngoài ra, sự tương tác giữa người dạy và người học cũng được cải thiện rất nhiều, người học không còn thụ động trong các tiết giảng, không còn chăm chú ghi chép mà các em sẽ có nhiều thời gian được thể hiện quan điểm cũng như chính kiến riêng của mình đối với môn học. Điều này không chỉ giúp người học ngày thêm tự tin mà còn tăng cường khả năng tự chủ, năng lực tự học của học sinh, hình thành những phẩm chất, năng lực cho người học trong thời đại mới hướng đến công dân toàn cầu. Song song đó, ứng dụng công nghệ thông tin đã đa dạng hóa hình thức học tập, rèn luyện cho người học, kích thích khả năng tìm tòi, học hỏi, sáng tạo và chủ động phát triển bản thân của học sinh.

Thông tin

Tên tác giả: Phạm Thị Chúc Liên - THCS Đồng Đen


Đơn vị đồng hành

Đơn vị bảo trợ truyền thông