Mã số N2181: Dạy học lịch sử theo hướng phát triển phẩm chất , năng lực học sinh lớp 5

    Hãy bấm LIKE, SHARE để bình chọn cho bài dự thi này.

Lịch sử đóng một vai trò rất lớn trong việc giáo dục thế hệ trẻ, nhất là đối với học sinh Tiểu học. Chính vì vậy, tôi quyết định lựa chọn và nghiên cứu đề tài Dạy học lịch sử theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh lớp 5” với mong muốn tái hiện sống động lịch sử hào hùng của dân tộc, góp phần phát triển các năng lực chung, năng lực môn học và bồi dưỡng những phẩm chất, đạo đức tốt đẹp cho các em; đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục theo định hướng Chương trình GDPT 2018.

Truyền cảm hứng, tình yêu môn Lịch sử cho học sinh

     - Bằng kinh nghiệm và tâm huyết của mình, từ những buổi đầu, tôi đã xác định cho học sinh: “Lịch sử không chỉ là một môn học, đó còn là niềm tự hào của một đất nước, một quê hương và của mỗi con người. Học sử để thêm yêu lịch sử dân tộc”.

     - Nghiên cứu kĩ các học liệu lịch sử.

     - Tái hiện lịch sử một cách sinh động, chân thực.

     - Thông qua mạng xã hội, tôi đăng tải chọn lọc những kiến thức, hình ảnh của các sự kiện và nhân vật lịch sử nổi bật.

     - Khơi nguồn đam mê, truyền lửa, tạo động lực cho học sinh trình bày theo cách của mình về các nhân vật, sự kiện, địa danh lịch sử.

Lựa chọn nội dung, phương pháp, kĩ thuật dạy học linh hoạt, sáng tạo

Mỗi nội dung có thể được tiếp cận thích hợp bởi một hoặc nhiều phương pháp, kĩ thuật dạy học khác nhau. Trong môn Lịch sử, giáo viên có thể vận dụng tất cả các phương pháp, kĩ thuật dạy học khác nhau vào bài học trong thời điểm phù hợp sẽ giúp nâng cao hiệu quả tiết dạy.

MỘT SỐ VÍ DỤ MINH HOẠ

“Dạy học nêu và giải quyết vấn đề”

Bài 6. Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước

- GV kể câu chuyện “Hai bàn tay” - VŨ KỲ (Kể chuyện đạo đức Bác Hồ - NXB Giáo dục, 1997) rồi dẫn dắt vào tình huống có vấn đề: Vậy tại sao Bác Hồ lại quyết chí ra đi tìm đường cứu nước ?

“Dạy học thực địa”

Hoạt động trải nghiệm: Về nguồn tại Khu di tích Dân công Hoả tuyến

Học sinh “Về nguồn” tại Khu di tích Dân công Hoả tuyến Vĩnh Lộc Mậu Thân 1968.

Kể chuyện lịch sử

Bài 17. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

1. Người anh hùng đó là ai ?

2. Anh đã có công gì trong chiến dịch Điện Biên phủ 1954 ?

3. Hành động của anh thể hiện điều gì ?

4. Qua tấm gương của anh, em học được điều gì ?

Dạy học trực quan

So với lời nói của giáo viên, các phương tiện trực quan có ưu thế lớn: tạo ra hình ảnh lịch sử cụ thể, sinh động, chính xác hơn, giúp học sinh thuận lợi hơn trong việc tạo biểu tượng lịch sử.

Sử dụng sơ đồ tư duy (SĐTD)             

Tích hợp kiến thức liên môn vào dạy Lịch sử

Tích hợp Âm nhạc trong dạy học Lịch sử

Ví dụ: Khi dạy bài Tiến vào Dinh Độc Lập, nội dung giới thiệu thắng lợi của Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 và sự kiện 5 cánh quân tiến vào Sài Gòn, tôi sử dụng phần mềm cắt – ghép các bài hát: Bão nổi lên rồi (NS Trọng Bằng) – Tiến về Sài Gòn (NS Lưu Hữu Phước) – Giải phóng miền Nam (NS Lưu Hữu Phước) tạo thành một đoạn nhạc để các em cảm nhận được khí thế hào hùng của nhân dân miền Nam quyết giành chính quyền, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, thôi thúc các em tìm hiểu nội dung của bài học.

Tích hợp Tiếng Việt trong dạy học Lịch sử

Ví dụ, khi giới thiệu bài “Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước”, tôi đọc hoặc ngâm đoạn trích thơ “Bác ơi!” của nhà thơ Tố Hữu

“Từ đó người đi những bước đầu

Lênh đênh bốn biển một con tàu

Cuộc đời sóng gió trong than bụi

Tay đốt lò, lau chảo, thái rau.”

Ngoài ra trong một số giờ dạy của môn Tiếng Việt, tôi đã khai thác những yếu tố lịch sử có liên quan đến nội dung bài để củng cố, trau dồi thêm kiến thức lịch sử đã học cho các em.

Tích hợp Địa lí trong dạy học Lịch sử

Ví dụ: Khi học về "Địa hình Việt Nam", các em đã có kiến thức về một đất nước có nhiều đồi núi, với đặc điểm đồi núi hiểm trở này là một lợi thế cho quân và dân ta khi tiến hành kháng chiến và là một bất lợi lớn cho quân địch, như: chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947; chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 và đặc biệt là chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954 diễn ra ở vùng rừng núi Tây Bắc nước ta. Trong kháng chiến chống Mĩ thì có thắng lợi ở vùng rừng núi Quảng Nam, Tây Nguyên... đã góp phần làm phá sản lần lượt các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mĩ.

Sử dụng có hiệu quả phương tiện dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin

- Sử dụng phối hợp các loại phương tiện có sẵn của Thư viện

- Sử dụng nguồn tư liệu, phóng sự, điện ảnh trong dạy học Lịch sử

Ví dụ: Khi dạy bài Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”, tôi sử dụng một đoạn phim máy bay ném bom huỷ diệt Hà Nội trong bộ phim “Hà Nội 12 ngày đêm” (https://www.youtube.com/watch?v=QrjjUgEumMc - Nguồn: Truyền hình Nhân dân) để các em hiểu được sự tàn sát dã man của Mĩ khi dùng B52 ném bom ồ ạt Hà Nội mà không một ngôn từ nào có thể diễn tả được hết.

Dạy học Lịch sử qua truyện tranh, phim hoạt hình.

Tìm hiểu Tác phẩm Lịch sử nước ta.

Tìm hiểu Tập tranh ảnh Kí ức Mậu Thân – Dân công Hoả tuyến.

HIỆU QUẢ:

Qua quá trình thực hiện, tôi nhận thấy các em có chuyển biến rõ rệt, có ý thức cao trong học tập môn Lịch sử, biểu hiện cụ thể như sau:

   - Yêu thích môn Lịch sử; xác định được mục đích học tập.

- Vốn kiến thức của học sinh được mở rộng, hạn chế thói quen ghi nhớ máy móc; biết hệ thống hóa và ghi nhớ nội dung một cách tự nhiên, nhẹ nhàng; rút ra bài học cho bản thân và vận dụng kiến thức vào đời sống.

- Văn hóa đọc được phát huy tích cực; năng lực tư duy, diễn đạt cải thiện.

- Phát huy được các phẩm chủ chủ yếu, năng lực chung và năng lực đặc  thù qua môn học.

Thông tin

Tên tác giả: NGUYỄN TRẦN PHƯƠNG THẢO

Trường Tiểu học Vĩnh Lộc 2, Bình Chánh, TP. HCM


Đơn vị đồng hành

Đơn vị bảo trợ truyền thông