Tại sao Blockchain có thể ngăn được tham nhũng (phần 1)

Công nghệ này mang lại tính minh bạch và truy xuất được nguồn tiền đổ vào các nước đang phát triển, giúp các nhà tài trợ dễ dàng đưa ra các quyết định sáng suốt và dễ dàng hơn cho người nhận và quản lý quỹ của họ.

Một năm sau khi hoàn thành cuộc chạy đua kéo dài sáu mươi dặm trong sa mạc Sahara để làm từ thiện, Joseph Thompson đã tự hỏi điều gì đã xảy ra với số tiền mà ông quyên góp từ những người ủng hộ ông.

Đương nhiên ông nghĩ rằng với số tiền 122.000 đô la và cả nỗ lực kéo dài tới 52 tiếng rưỡi – sẽ mua được rất nhiều hàng hóa.

Nhưng khi ông gọi điện cho tổ chức từ thiện ở Ethiopia, nơi ông đã chuyển tiền để họ phẫu thuật cho trẻ em, người ta nói rằng tiền đó đã được chuyển giao cho một "tổ chức từ thiện đàn chị”.

Tổ chức đó được cho là dùng tiền để xây dựng một trường học cho các bác sĩ. Nhưng cuối cùng, theo như ông biết, chẳng có tòa nhà nào được xây dựng cả.

Thompson - một người Ireland đầy nhiệt huyết - nghi ngờ tiền quyên góp chỉ đơn giản là đã ‘biến mất’.

Điều đó “đã làm tôi điên lên một thời gian”, ông nói, như người nào đó đã cướp của ông ta ngay giữa sa mạc Ma-rốc.

Đó là vấn đề - thiếu sự theo dõi nguồn tài trợ - và điều đó đã khuyến khích Thompson phát triển một hệ thống để chuyển giao và theo dõi các khoản thanh toán phát triển quốc tế.

AID:Tech là một trong số những công ty khởi nghiệp làm việc với công nghệ blockchain, cố gắng đảm bảo có nhiều quỹ hơn cho họ.

“Tính minh bạch thực sự cần thiết trong thanh toán viện trợ và phúc lợi. Hiện nay không có hệ thống nào hoạt động đủ hiệu quả trên toàn cầu", ông nói.

TÍNH MINH BẠCH

Thông qua sự kém hiệu quả và không minh bạch của hệ thống ngân hàng, sự thiếu năng lực quản lý và lừa đảo trực tiếp, lượng viện trợ khổng lồ hiện không bao giờ đến được nơi cần đến.

Cựu Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon ước tính rằng 30% các hỗ trợ phát triển không đạt được đích đến chính đáng của nó, chủ yếu là tham nhũng.

Thompson nói, "con người có thể mắc sai lầm” khi theo dõi nguồn tài trợ đang ở đâu. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, những sai lầm có tính chủ ý hơn - khi thiếu sự minh bạch đã để giải ngân, viện trợ lại trở thành việc chính phủ mua một chiếc Mercedes, hoặc các biệt thự hợp thời trên sườn đồi bên ngoài thị trấn.

Ben Joakim, người sáng lập ra công ty công nghệ Blockchain - Disberse, cho biết: “Nếu không có sự minh bạch, chúng ta biết rằng một khối lượng đáng kể các quỹ bị mất do quản lý kém và sử dụng sai mục đích, như lừa đảo và tham nhũng, cả trong doanh nghiệp lẫn chính phủ.”

Blockchains là công nghệ nền tảng cho các đồng tiền điện tử như Bitcoin. Đây là một công nghệ cơ sở dữ liệu phân tán, không một cơ quan đầu não nào có thể toàn quyền kiểm soát được các bản ghi blockchain.

Blockchains đã được áp dụng cho rất nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong các dịch vụ tài chính, gần đây trong năng lượng, chăm sóc sức khỏe, và thậm chí cả nghệ thuật.

Do tính chất phân tán của chúng, không một ai đơn phương kiểm soát được nên nó thúc đẩy sự tin tưởng giữa người sử dụng. Các blockchains có thể đặc biệt hữu ích trong phát triển quốc tế, nơi mà tính toàn vẹn dữ liệu lớn là đặc biệt cần thiết.

Các giao dịch dựa blockchain sẽ được ghi lại lịch sử một cách tường minh mà không một tổ chức, một cá nhân nào có thể can thiệp được. Hồ sơ làm việc được lưu vĩnh viễn và bất khả xâm phạm này tạo ra sự chắc chắn cho tất cả các bên.

Mỗi lần viện trợ chạy từ chính phủ sang tổ chức từ thiện, rồi đến một đối tác, sau đó đến một chính quyền địa phương, và đến người nhận cuối cùng - nó được ghi lại vĩnh viễn trong một khối trên hệ máy tính.

Mọi người đều có thể chắc chắn rằng những gì vừa xảy ra đã xảy ra thực sự. Nếu bất cứ ai cố gắng thay đổi chuỗi các khối, sẽ có một ghi nhận trên tất cả các máy tính khác và người ta có thể dễ dàng lần ra được mọi dấu vết.

“Điều này cho thấy những bằng chứng hữu hình để những nhà vận động tài trợ có thể quay trở lại với các nhà tài trợ của họ và nói chính xác nơi mà tiền sẽ đi và khuyến khích để cho thêm nhiều hơn trong tương lai.”

Trinh (Theo fastcompany)