Facebook có thể theo dõi trình duyệt của bạn ngay cả sau khi bạn đã đăng xuất
Thẩm phán bác bỏ vụ kiện cáo buộc Facebook theo dõi hoạt động của người dùng, và cho rằng trách nhiệm là của nguyên đơn trong việc bảo vệ lịch sử duyệt web riêng tư của mình.
Một thẩm phán đã bác bỏ một vụ kiện cáo buộc Facebook theo dõi hoạt động duyệt web của người dùng ngay cả sau khi họ đăng xuất khỏi trang web mạng xã hội.
Nguyên đơn cáo buộc rằng Facebook đã sử dụng nút Like nằm trên các trang web khác để theo dõi các trang web mà họ đã truy cập, có nghĩa Facebook có thể xây dựng hồ sơ chi tiết về lịch sử duyệt web của người dùng. Các nguyên đơn cho rằng điều này đã vi phạm luật bảo mật và nghe lén của liên bang và tiểu bang.
Chánh án Edward Davila của Hoa Kỳ tại San Jose, California đã bác bỏ vụ kiện vì ông cho rằng các nguyên đơn không chứng minh được rằng họ có một luận điểm hợp lý về sự riêng tư hoặc bị tổn hại, mất mát kinh tế trên thực tế.
Davila nói rằng các nguyên đơn lẽ ra phải thực hiện các bước để giữ lịch sử duyệt web của họ ở chế độ riêng tư, và họ cũng không thể chứng minh rằng Facebook đã "chặn" hoặc nghe lén thông tin của họ một cách bất hợp pháp.
"Sự xâm nhập của Facebook có thể dễ dàng bị chặn lại, nhưng các nguyên đơn đã chọn không làm như vậy", Davila, người đã bác bỏ một phiên bản trước đó của vụ kiện 5 năm vào tháng 10 năm 2015, cho biết.
Ấn vào nút "like" của Facebook trên trang web của bên thứ ba - ví dụ: theguardian.com - cho phép mọi người chia sẻ nội dung với Facebook mà không cần phải sao chép và dán liên kết vào cập nhật trạng thái trên mạng xã hội.
Khi người dùng truy cập một trang với nút "like" đã nhấp từ trước, trình duyệt web sẽ gửi thông tin đến cả Facebook và server của trang đó.
"Thực tế là trình duyệt web của người dùng tự động gửi cùng một thông tin cho cả hai bên không xác định rằng một bên đã ngăn chặn liên lạc của người dùng với bên còn lại", Davila nói.
Nguyên đơn không thể đưa ra yêu sách về quyền riêng tư và nghe lén điện thoại, Davila cho biết, nhưng lại có thể theo đuổi yêu sách về vi phạm hợp đồng.
Blogger Nik Cubrilovic đã phát hiện ra rằng Facebook theo dõi việc duyệt web của người dùng sau khi họ đăng xuất vào năm 2011.
Đối phó với Cubrilovic, kỹ sư Facebook Gregg Stefancik đã xác nhận rằng Facebook có các cookie vẫn tồn tại sau khi đăng xuất như là một biện pháp an toàn (để ngăn chặn những người khác cố gắng truy cập vào tài khoản) nhưng công ty không sử dụng cookie để theo dõi người dùng hoặc bán thông tin cá nhân cho bên thứ ba.
Tuy nhiên, vào năm 2014, Facebook bắt đầu sử dụng dữ liệu duyệt web để phân phối quảng cáo dựa trên sở thích - điều này lý giải tại sao bạn thấy quảng cáo cho các sản phẩm bạn đang xem trực tuyến xuất hiện trong Facebook feed của mình.
Để giải quyết mối quan ngại về quyền riêng tư, Facebook đã giới thiệu một cách để người dùng cài đặt tài khoản của mình để các quảng cáo không làm phiền họ nữa, nhưng có vẻ nhưng rất ít người dùng sử dụng biện pháp này.
Người phát ngôn của Facebook nói: "Chúng tôi rất hài lòng với phán quyết của tòa án”.
Trinh (Theo theguardian)