Uber đang dần bị siết chặt pháp lý ở châu Âu

Châu Âu đang bài trừ Uber. Hôm thứ Sáu vừa qua, London quyết định ngừng cấp giấy phép hoạt động cho Uber bắt đầu từ tháng 10/2017, và lên án Uber là “một tổ chức thiếu trách nhiệm”. Thành phố này cũng nói rằng Uber không đạt được các tiêu chuẩn an toàn.

poster-p-1-After-London-Uber%u2019s-war-with-Europe-is-poised-to-heat-up.jpg

Tuy nhiên, London không phải là thành phố đầu tiên tại Châu Âu đứng lên phản đối. Vào đầu năm nay, Uber rời khỏi Đan Mạch sau khi nước này siết chặt luật lệ đối với các tổ chức kinh doanh về taxi, buộc các công ty như Uber phải đặt đồng hồ tính tiền ở trong xe. Nước Ý cũng đã chặn các ứng dụng gọi xe, không cho phép quảng bá, vì cho rằng đó là loại dịch vụ cạnh tranh không sòng phẳng.

Từ năm 2015, ở Đức, Uber cũng chỉ còn có mặt tại Berlin và Munich sau khi bị buộc phải rời khỏi các thành phố lớn khác như Dusseldorf, Frankfurt và Hamburg.
 
Cuộc chiến tiếp theo của Uber có thể là với Pháp, nơi mà công ty bị dính vào vụ kiện tụng về việc “Uber có phải là công ty taxi hợp pháp hay không”. UberPop – một dịch vụ chi phí thấp của Uber, cấu kết các tài xế không có giấy phép lái xe, đã phải ngưng hoạt động vào năm 2015.

Uber cho rằng họ cung cấp “dịch vụ thông tin xã hội”, tức là dịch vụ được trả phí dựa trên khoảng cách và yêu cầu riêng của người sử dụng thông qua phương tiện điện tử, chứ họ không phải là một công ty vận tải, do đó họ không cần thiết phải tuân theo các luật lệ tương tự như các công ty kinh doanh taxi.

Một luật sư tại Toà án Công lý châu Âu đã không đồng ý với cách diễn giải này. Theo ý kiến cá nhân vào tháng 5, ông ta nói rằng Uber đã cung cấp cho các tài xế của họ rất nhiều thông tin về nơi có thể đón hành khách – họ kiểm soát được cả cơ chế kinh tế. Và điều này đã khiến Uber trở thành một công ty dịch vụ vận tải, có nghĩa là Uber cũng phải tuân theo tất cả những luật lệ và quy trình cấp phép như các công ty vận tải khác ở Châu Âu, ông ấy khẳng định. Nếu toà án châu Âu phê chuẩn phán quyết của mình vào cuối năm nay, thì Uber (và vị CEO mới) sẽ rơi vào tình thế rất khó khăn.
 
Có thể nói, đây sẽ là cả một chặng đường gian truân phía trước đối với Uber tại thị trường châu Âu, nơi mà dường như không hề có cơ hội cho những tổ chức kinh doanh không giấy phép.

Á Tiên (theo Fast Company)

Tin tứcGuest Useruber, châu âu