Cuộc hồi sinh ngoạn mục của huyền thoại TWI - Training Within Industry
Câu chuyện cổ tích ngày xửa ngày xưa về một phương pháp đào tạo ra đời ở Mỹ cách đây 76 năm lại được hồi sinh thần kỳ trong kỷ nguyên VUCA ngày nay với 4 đặc trưng: Biến động (Volatility), Bất định (Uncertainty), Phức tạp (Complexity) và Mơ hồ (Ambiguity).
Với tác động mạnh mẽ và không lường trước được của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vá chiến tranh thương mại, cấp độ phân chia của một thế giới đa cực và VUCA cũng tăng cao hơn bao giờ hết kể từ sau thời kỳ chiến tranh lạnh, đó thật sự là những thách thức rất lớn cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn có ba yêu cầu bất biến giúp các doanh nghiệp vượt qua các thách thức này cho dù hoàn cảnh lịch sử hoàn toàn khác nhau: năng lực của đội ngũ nhân viên, khả năng đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp và sự gắn kết của người lao động.
Phương pháp TWI do bộ phận TWI thuộc Ủy Ban Nhân Lực Chiến Tranh của Mỹ triển khai trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Trước bối cảnh thiếu hụt trầm trọng lực lượng lao động lành nghề trong các nhà máy sản xuất vũ khí do nguồn lao động chính là nam giới tham gia quân đội, phương pháp TWI lần đầu tiên được áp dụng thí điểm để đào tạo những người công nhân mới vốn là phụ nữ nội trợ không có kiến thức kỹ thuật phù hợp vối ngành nghề trở thành các nữ công nhân lành nghề, có thể hoàn thành công việc một cách nhanh chóng, hiệu quả, an toàn, không sai sót trong thời gian đào tạo ngắn nhất có thể.
Sau khi thế chiến kết thúc, TWI được chuyển giao để hỗ trợ Nhật Bản trong công cuộc tái thiết đất nước. Thật thú vị là trong khi các công ty Mỹ dần dần quên lãng phương pháp huyền thoại do chính mình tạo ra thì các công ty Nhật lại tiếp tục học hỏi và kế thừa một cách xuất sắc nhất.
Trong thập niên 50, TWI được xem là một trong những chương trình cơ bản làm nền tảng thành công cho hệ thống sản xuất lừng danh TPS (Toyota Production system) của Toyota, tiền thân của hệ thống Sản xuất Tinh gọn Lean (Lean Manufacturing System). Có một bí mật mà ít doanh nghiệp nào chịu tìm hiểu lý do khi phải cay đắng kết thúc sớm hành trình Lean của mình: không nghiên cứu và áp dụng thành công … TWI!
Vì sao? Khi áp dụng TWI trong thời gian khởi đầu của TPS, Toyota đã chú trọng xây dựng một nền tảng quản lý và văn hóa doanh nghiệp vững chắc dựa trên tài sản quý giá nhất của họ: NGUỒN NHÂN LỰC với sự hỗ trợ của quy trình tiêu chuẩn hóa và Cải tiến liên tục (Kaizen).
TWI cũng đang được áp dụng thành công trên toàn thế giới, đặc biệt là Mỹ, châu Âu, Nhật, Hàn Quốc, … Tại Việt Nam, TWI cũng đang được các tập đoàn hàng đầu thế giới như Nestle và Nike triển khai thành công và ngày càng trở nên phổ biến như là một phương pháp đào tạo khoa học và hiệu quả nhất. Chương trình này được thiết kế để phát triển bồi dưỡng cấp quản lý trực tiếp quy trình sản xuất (kể cả kinh doanh dịch vu và chuyên viên đào tạo nhân sự) nâng cao năng lực quản lý, kỹ năng cải tiến phương pháp làm việc và dào tạo nghề cho công nhân mới, đa kỹ năng, xây dựng lực lượng lao động linh hoạt và luân chuyển công việc. 3 trụ cột chính có tên viết tắt bắt đầu từ chữ “J” là JI, JM và JR trong TWI là chương trinh đã được tiêu chuẩn hóa và kiểm chứng để đào tạo cho các giám sát sản xuất, chuyền trưởng, quản lý đội ngũ nhân viên các phòng ban trực tiếp vận hành hệ thống bao gồm:
· JI: Kỹ năng đào tạo nghề (Job Instruction)
· JM: Kỹ năng cải tiến phương pháp làm việc (Job Methods)
· JR: Kỹ năng quản lý lực lượng lao động, đánh giá và thực hiện các hành động thích hợp để xử lý và ngăn chặn các vấn đề về nhân sự gây ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh (Job Relations).
Lợi ích mang lại cho các công ty đã từng áp dụng thành công TWI:
- 86% tăng năng lực sản xuất lên ít nhất 25%
- 100% giảm được thời gian đào tạo hơn 25%
- 55% giảm tỉ lệ hàng phế phẩm và sửa chữa ít nhất là 25%
- 100% giảm bớt các khiếu nại, than phiền hơn 25%.
Vậy tại sao huyền thoại TWI lại được hồi sinh ngoạn mục như vậy? Không hề ngẫu nhiên, các nền tảng về đào tạo đã được xây dựng cách đây 76 năm lại được vận dụng phù hợp một cách hoàn hảo đáng kinh ngạc trước những thách thức cho sự tồn vong của doanh nghiệp trong cuộc CMCN 4.0. Như trên đã nói, hoàn cảnh lịch sử thay đổi nhưng các vấn đề biến động về lưc lượng lao động như tỉ lệ nghỉ việc và vắng mặt cao, môi trường làm việc thiếu an toàn, năng suất thấp, chất lượng chuyên môn tay nghề kém, suy giảm tinh thần, thiếu linh hoạt, vv... vẫn thế và tất cả đều có liên quan đến 3 chữ “J” kể trên. Đặc biệt TWI đã tồn tại cho đến ngày nay mà hầu như không thay đổi về bản chất của phương pháp:
- JM được xem như là nền tảng mà Toyota xây dựng nên hệ thống cải tiến liên tục Kaizen và TPS lừng danh được ngưỡng mộ trên toàn thế giới. Nếu các thánh bàn phím vẫn thường chê bai chất lượng xe Toyota thì nên biết cái gọi là “thùng tôn di động” này được cấu thành với hơn 30.000 bộ linh kiện được cung ứng bởi hàng trăm nhà sản xuất linh kiện gốc (OEM) để xây dựng nên một đế chế số 1 toàn cầu ngày nay.
- JR đưa ra các kỹ năng giải quyết vấn đề về quan hệ lao động một cách khoa học và hiệu quả nhất.
- Và ấn tượng nhất là thẻ bỏ túi về kỹ năng đào tạo nghề JI mà các giám sát sản xuất của Toyota thường mang theo bên mình cũng giống hệt như thời ban đầu khi chính phủ Mỹ đã ban hành TWI trong thập niên 40.
Hơn lúc nào hết, câu nói “Nhân lực là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp” cần phải làm rõ lại: không phải tất cả các nhân viên làng nhàng mà chỉ có những nhân viên giỏi nghề, có tư duy cải tiến không ngừng và mức độ gắn kết với doanh nghiệp mới thật sự là tài sản quý gíá nhất của doanh nghiệp. Do đó đào tạo JI để nâng cao năng lực đội ngũ lao động, áp dụng JM để cải thiện hiệu quả phương pháp làm việc và JR để xây dựng mối quan hệ lao động tốt đẹp, nâng cao mức độ gắn kết của người lao động đang trở nên một nhu cầu cấp thiết của bất kỳ doanh nghiệp nào để ứng phó với 4 yếu tố VUCA kể trên. Nếu các CEOs của các công ty đang áp dụng phương thức quản trị tinh gọn Lean từ lâu rồi vẫn chưa thấy hiệu quả hoặc vẫn còn đang loay hoay vật vã với các vấn đề nhân sự kể trên, hãy tìm hiểu ngay và khởi đầu một cuộc hành trình mới với TWI. Đừng ngần ngại liên lạc nếu có yêu cầu trợ giúp cụ thể hơn, các bạn nhé!
KHOA NGUYEN
Giám đốc Công ty tư vấn Kim Đăng
Xem thêm