Hành trình chuyển đổi số và những nỗi đau “ít ai dám kể”

Chuyển đổi số là sứ mệnh, là đích đến trong vài năm trở lại đây đối với nhiều tổ chức, đơn vị, từ khối chính phủ, hành chính sự nghiệp cho đến khối doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, bất kỳ con đường nào dẫn đến thành công, dù ít dù nhiều, cũng tồn tại những khó khăn, nỗi đau mà ít CEO hay CTO nào "hào hứng" chia sẻ với chúng ta.

20210415_chuyen-doi-so-00.jpg

Có thể khẳng định rằng, cụm từ “chuyển đổi số” và các hoạt động liên quan đến chuyển đổi số (digital transformation) tại Việt Nam đã và đang diễn ra, được thực thi, được thay đổi toàn diện từ nhận thức cho đến hành động hết sức mạnh mẽ, quyết liệt trong vòng 6-7 năm trở lại đây, đặc biệt là từ đầu năm 2019. Hồi tháng 6/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” với mục tiêu Việt Nam gia nhập nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử. Theo đó, Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp. Chương trình Chuyển đổi số quốc gia nhằm mục tiêu kép là vừa phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu, với một số chỉ số cơ bản.

Với lợi thế là dân số trẻ và năng động, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nhiều cơ hội để chủ động “dấn thân” vào chiến lược chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực bởi “trí tuệ Việt” từ xưa đến nay luôn phát huy được tối đa sức mạnh khi học hỏi cái mới và nắm bắt cơ hội nhanh.

Sự hỗ trợ tích cực về cơ chế - chính sách từ nhà nước, trong khi lợi thế nguồn lực tri thức thì rất dồi dào, nhưng nói một cách khách quan thì hành trình chuyển đổi số của nhóm các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMB) tại Việt Nam vẫn còn gặp nhiều vướng mắc nếu “phẫu thuật” dưới nhiều góc độ.

Nhìn từ góc độ “lên mây”

Theo bà Thảo Nguyễn, đồng sáng lập công ty PjTechs Việt Nam và thành viên tại tập đoàn chuyên tư vấn các giải pháp chuyển đổi số và hạ tầng điện toán doanh nghiệp Xspera Apac, thì ngoại trừ chính sách về dữ liệu của Chính phủ thì các doanh nghiệp từ hơn 10 năm qua đã được tiếp cận với thông tin và công nghệ số như trí tuệ nhân tạo, học máy, dữ liệu lớn, chuỗi khối, điện toán đám mây, internet vạn vật (IoT).

20210415_chuyen-doi-so-01.jpg

Cụ thể, bà Thảo khẳng định, ngay tại Việt Nam, từ năm 2015, các ngân hàng đã bắt đầu đi đầu trong công cuộc “chuyển đổi” bằng cách xây dựng lại bộ nhận diện thương hiệu, thay đổi bộ mặt công sở, thay đổi văn hóa doanh nghiệp, tái cấu trúc quá trình chuỗi cung ứng trong nội bộ tổ chức, và đặc biệt hơn hết là số hóa các quy trình nội bộ, kèm theo đó là ưu tiên hàng đầu: xây dựng các giải pháp/dịch vụ ngân hàng số cho khách hàng. Nghĩ đơn giản, đó chính là các giải pháp ngân hàng điện tử Internet Banking hay Mobile Banking.

Tuy nhiên hơn nhiều năm qua, các nhà quản trị doanh nghiệp vẫn bị đè nặng và gặp trở ngại trong công cuộc chuyển đổi số. Vậy đâu là hành trình thật sự của chuyển đổi số.

 Nhiều nhà quản trị doanh nghiệp, cấp CEO, thậm chí cấp CTO từng rỉ tai nhau rằng “lên mây”có phải là chuyển đổi số, hay chỉ là một phần trong hành trình chuyển đổi số này?

“Đằng vân” là điều bắt buộc, và số liệu báo cáo hồi năm 2019 của McAfee đã chỉ ra rằng, nhận thức và thực tiễn về việc sử dụng dịch vụ đám mây có thể khác xa nhau, và chuyển đổi số chính là xu thế của thế giới trong 10 năm qua.

Tổng dịch vụ đám mây: tự báo cáo so với thực tiễn – trong đợt khảo sát năm 2018 với hơn 1.400 chuyên viên IT, những người tham gia đánh giá khoảng 25-37 các dịch vụ đám mây được sử dụng trong doanh nghiệp của họ. Thực tế là, những dữ liệu đám mây th…

Tổng dịch vụ đám mây: tự báo cáo so với thực tiễn – trong đợt khảo sát năm 2018 với hơn 1.400 chuyên viên IT, những người tham gia đánh giá khoảng 25-37 các dịch vụ đám mây được sử dụng trong doanh nghiệp của họ. Thực tế là, những dữ liệu đám mây thực chứng minh rằng trung bình có hơn 1935 dịch vụ đám mây được đưa vào sử dụng trong doanh nghiệp. (Nguồn: Source: McAfee Cloud adoption and risk report 2019)

Báo cáo tỷ lệ sử dụng dịch vụ đám mây qua các tính năng và hạng mục trong tổ chức. Có thể thấy, đối với với việc chia sẻ thông tin và cộng tác chiếm đại đa số (~21%). (Nguồn: Source: McAfee Cloud adoption and risk report 2019)

Báo cáo tỷ lệ sử dụng dịch vụ đám mây qua các tính năng và hạng mục trong tổ chức. Có thể thấy, đối với với việc chia sẻ thông tin và cộng tác chiếm đại đa số (~21%). (Nguồn: Source: McAfee Cloud adoption and risk report 2019)

Sử dụng đám mây theo thời gian - trung bình các dịch vụ đám mây được sử dụng cho mỗi doanh nghiệp theo loại (trung bình toàn cầu). Tỷ lệ việc sử dụng nguồn lực đám mây cho những ứng dụng và sử dụng cộng tác nội bộ gấp rất nhiều lần cho ứng dụng cho …

Sử dụng đám mây theo thời gian - trung bình các dịch vụ đám mây được sử dụng cho mỗi doanh nghiệp theo loại (trung bình toàn cầu). Tỷ lệ việc sử dụng nguồn lực đám mây cho những ứng dụng và sử dụng cộng tác nội bộ gấp rất nhiều lần cho ứng dụng cho người tiêu dùng. (Nguồn: Source: McAfee Cloud adoption and risk report 2019)

Quay trở lại với năm 2020, và cả 2021, đây là quãng thời gian mà hầu hết doanh nghiệp trên toàn cầu phải đối mặt với đại dịch COVID-19, và thực tế “giãn cách xã hội” hay tự do trong điều kiện “bình thường mới” đã chứng minh một thực tế rằng thông tin dữ liệu càng linh hoạt thì càng dễ vận hành và làm việc. Do đó, việc đóng khung dữ liệu và quy trình phải nằm tại văn phòng hoặc trên hệ thống máy chủ tại một trung tâm duy nhất không phải có thể đã quá lỗi thời.

Tuy nhiên, theo đại diện PjTechs, trong quá trình làm tư vấn cho nhiều doanh nghiệp về chuyển đổi số, các chuyên gia tại công ty này nhận thấy “một lượng lớn thông tin, dữ liệu và chia sẻ tập tin khổng lồ trong nội bộ doanh nghiệp luôn làm gia tăng sự khó quản lý và kiểm soát” với đội ngũ chuyên trách CNTT tại chỗ, và nhiều trường hợp thì họ còn chẳng biết hàng tá dữ liệu ấy đang “ngụ” ở nơi đâu. Hay nói cách khác, áp dụng quá nhiều ứng dụng trên “mây” mà không xem xét và kiểm tra hệ thống hiện hữu làm dẫn đến kết quả tập tin/tệp dữ liệu nằm rải rác mọi nơi trong tổ chức, từ đó chắc chắn dẫn đến tình trạng lãng phí nhiều dung lượng mà vốn dĩ chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được.

Nhóm các tệp/tập tin dữ liệu cô lập (sile) thường được sử dụng

Nhóm các tệp/tập tin dữ liệu cô lập (sile) thường được sử dụng

Một khó khăn khác cho việc cộng tác toàn doanh nghiệp, đó là nhân viên phải sử dụng quá nhiều công cụ cho công việc hằng ngày dẫn đến lãng phí, và khó kiểm soát.

Việc sử dụng quá nhiều ứng dụng, dịch vụ cũng khiến đội ngũ chuyên trách CNTT liên tục đau đầu vì sự phân tán dữ liệu.

Việc sử dụng quá nhiều ứng dụng, dịch vụ cũng khiến đội ngũ chuyên trách CNTT liên tục đau đầu vì sự phân tán dữ liệu.

Và hệ lụy của việc "lên mây" không có kế hoạch là quá nhiều công cụ, quá nhiều dữ liệu, làm gia tăng dữ liệu và thông tin hệ thống, từ đó không tận dụng và kết nối được với hệ thống kế thừa, làm giảm tính minh bạch của thông tin, của dữ liệu, và nhiều hơn nữa.

(Nguồn: Xspera Apac)

(Nguồn: Xspera Apac)

"Lên mây" và bài toán dữ liệu và thông tin số

Tại hội thảo “Chuyển đổi số - Xu thế tất yếu của sự phát triển” do UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức hôm 26/3 vừa qua, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng cho biết, chuyển đổi số đơn giản là thay đổi cách nghĩ, sử dụng dữ liệu số, công nghệ số để thay đổi cách làm, để chúng ta có thể làm việc cũ tốt hơn, làm việc cũ theo cách mới, hoặc làm việc mới mà trước đây chưa thể làm được. Có thể nói, dữ liệu và thông tin là tài sản quý giá của doanh nghiệp, nhưng liệu rằng tài sản có được sử dụng đúng mục đích, tận dụng để tạo ra giá trị thặng dư cho doanh nghiệp.

Công nghệ số là việc áp dụng và cung cấp công cụ làm việc hiệu quả cho nhân viên, nền tảng tiện dụng cho khách hàng. Nếu dữ liệu số và công cụ số không được quản lý và đồng bộ, không được kiến trúc lại thì tất cả chỉ làm gia tăng và bộc lộ nhiều rủi ro hơn, càng làm giảm tính minh bạch và gây lãng phí hoặc khó khăn khi sử dụng. Chưa kể, dữ liệu phi cấu trúc chắc chắn sẽ làm gia tăng rủi ro về an toàn và bảo mật rất khó quản lý. Điều này cho thấy, có phải việc tự động chuyển dịch toàn bộ dữ liệu hoặc đột ngột áp dụng giải pháp trên “mây” lại trở thành một ý hay?

“Để làm được điều này, doanh nghiệp cần phải có kiến trúc thượng tầng tốt tại các hệ thống hiện hữu, cấu trúc dữ liệu cũng như thông tin hiện có”, bà Thảo Trần nhấn mạnh, “Chọn lựa giải pháp đám mây với kiến trúc gần giống và cấu trúc dữ liệu tương tự giúp doanh nghiệp vừa làm quen với việc “đằng vân” vừa có thể quản lý hoặc đồng bộ dữ liệu một cách hiệu quả”.

Vậy để giải quyết được bài toán “đằng vân” thì doanh nghiệp phải cấu trúc dữ liệu hiện có và chọn nền tảng “mây” tương đồng cấu trúc và kiến trúc, hay nói cho đơn giản, việc sử dụng một nền tảng hoặc kiến trúc “lai” là điều cần thiết cho doanh nghiệp.

COVID-19 thúc đẩy chuyển đổi số

Theo Gartner, chuyển đổi số là quá trình khai thác các công nghệ số và các khả năng hỗ trợ của chúng để tạo ra một mô hình kinh doanh mới mạnh mẽ hơn. Trong khi đó, Microsoft cho rằng, chuyển đổi số là việc tư duy lại cách thức các tổ chức tập hợp mọi người, dữ liệu và quy trình để tạo những giá trị mới. Vậy để bắt đầu một hành trình chuyển đổi số, chúng ta nên tập trung xác lập chiến lược và cải tổ mô hình kinh doanh trước khi quyết định ứng dụng và khai thác công nghệ số. Do đó, các dự án chuyển đổi số mà không có chiến lược kinh doanh rõ ràng, sẽ dẫn đến thất bại. Vì sao vậy?

Trước tiên, hãy nhìn ngay trong đại dịch COVID-19 diễn ra, sự đình trệ của xã hội rõ ràng đã làm ảnh hưởng chuỗi giá trị, còn chuỗi cung ứng toàn cầu đã thay đổi và gián đoạn.

“Một điểm sáng của cuộc khủng hoảng này là việc đẩy mạnh số hóa trong ứng phó của doanh nghiệp. Doanh nghiệp đang mở rộng sử dụng số hóa trong mua đầu vào, tiếp cận người tiêu dùng, và trong các quy trình cần thiết của chính phủ.”, bà Caroline Freund - Giám đốc Toàn cầu, Thương mại, Đầu tư và Cạnh tranh, Ngân hàng Thế giới (WB) từng chia sẻ nhận định này trong bài viết “COVID-19 thay đổi Chuỗi Giá trị Toàn cầu như thế nào? Bài học từ Ethiopia và Việt Nam” đăng trên trang chủ WB ngày 10/10/2020.

COVID-19, dịch bệnh và chuyển đối số rõ ràng đã tác động rất lớn đến việc cung và cầu cũng như hành vi tiêu dùng, sự dịch chuyển trong các bộ phận bên trong doanh nghiệp để duy trì sản xuất, duy trì hoạt động kinh doanh.

Như vậy có thể nói, đại dịch đã thúc đẩy doanh nghiệp định hình lại “chuỗi cung ứng”, nâng cấp hoặc thay đổi mô hình kinh doanh, đẩy nhanh xu hướng số hóa và sử dụng nền tảng trực tuyến. Một số thay đổi đã diễn ra trước đại dịch, nhưng hiện đang được đẩy nhanh hơn và với cường độ mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn để giúp doanh nghiệp thích ứng nhanh hơn với điều kiện bình thường mới.

Vậy có thể thấy số hóa hoặc chuyển đổi số xuất phát từ nhu cầu thay đổi, nâng cấp mô hình kinh doanh, thay đổi chuỗi cung ứng và mở rộng các quy trình và chức năng từ thủ công lên quy trình số.

Có thể nói, khi mà công nghệ đã đi đến được việc tự động hóa, robot, trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật,… thì công nghệ có phải là một nỗi lo của Doanh nghiệp nữa hay không?

“Chuyển đổi số không phải là dự án công nghệ, mà là dự án dùng công nghệ phục vụ mô hình kinh doanh số”, bà Thảo nhấn mạnh, “Chuyển đổi số xuất phát từ nhu cầu kinh doanh, nghiệp vụ chứ không phải là một ý tưởng của việc phát hiện một nền tảng công nghệ mới”.

Vẫn theo lời đại diện PJTechs, đối với chuyển đổi số trong doanh nghiệp thì “đừng tự hào bao nhiêu công nghệ mới mình tạo ra mà hãy tự hào mình rằng mình đã tận dụng công nghệ tốt tới mức nào”, và với hãy luôn đặt trước mặt câu hỏi rằng “dự án chuyển đổi số nên giao cho phòng CNTT hay phòng vận hành kinh doanh”.

Nếu tinh ý, chúng ta có thể nhận ra rằng các tổ chức chuyển đổi số thật sự sẽ có những vị trí và vai trò như Giám đốc đổi mới sáng tạo, Giám đốc thay đổi,… và bổ sung thêm những kênh hoặc phòng ban như các kênh luân phiên, các phòng đổi mới sáng tạo – hay nói cách khác là khác hoàn toàn với các cấu trúc phòng ban kiểu truyền thống tại nhiều doanh nghiệp.

Và nắm giữ vị trí nhạc trưởng của hành trình chuyển đổi số không phải là (phòng) CNTT, mà phải chính là đội ngũ đứng đầu kinh doanh, đội ngũ quản lý sản phẩm hoặc quản lý vận hành doanh nghiệp.

Điều này cho thấy rằng, các doanh nghiệp từng gặt hái thành công trong chuyển đổi số rõ ràng đã định hình được CNTT trở thành đối tượng phục vụ cho công cuộc sáng tạo và chuyển đổi số, chứ không phải là đối tượng dẫn dắt và điều hướng hành trình chuyển đổi số.

Rào cản mang tên nhân lực

Theo nhiều chuyên gia tư vấn giải pháp chuyển đổi số và dịch vụ hành chính công - chính phủ điện tử, muốn trở thành quốc gia tiên phong chuyển đổi số và có tầm vóc, thì một quốc gia xét nói trong phạm vi rộng và doanh nghiệp nếu xét trong phạm vi hẹp, cần chú trọng vào sự thay đổi nguồn nhân lực, mà cụ thể là thay đổi nhiều về tư duy của nhân lực CNTT, đội ngũ đang tham gia chính vào hành trình chuyển đổi số với việc đáp ứng nhu cầu kinh doanh ngày càng đa dạng và gắt gao hơn của doanh nghiệp.

Một số câu hỏi mà nhiều người thường đặt ra là, vì sao chỉ có 30% trong số 50.000 sinh viên CNTT đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp; phải chăng việc gia công phần mềm hoặc cho thuê ngoài IT cho các quốc gia khác có làm giảm nhiều kỹ năng và tầm nhìn của nguồn nhân lực CNTT hay không?; hoặc khả năng nguồn lực CNTT chỉ dừng lại ở mức tạo ra những ứng dụng hoặc giải pháp nhỏ lẽ dành cho người tiêu dùng hơn là cung cấp một quy trình đầu cuối hoặc một sản phẩm chất lượng cho việc số hóa trong toàn tổ chức.

Việc hiểu được mô hình kinh doanh, định hướng tổ chức nhằm có thể tư vấn hoặc đem công nghệ áp dụng hiệu quả cho doanh nghiệp hầu như khó tìm thấy thực tế hơn là những diễn đàn nói suông. Việc thiếu tầm nhìn mang tính tổ chức và tư duy phát triển sản phẩm bền vững cũng là rào cản của nguồn nhân lực này.

Vậy, đội ngũ IT là đội ngũ cần được đào tạo nhiều nhất, từ quy trình vận hành tới mô hình kinh doanh và cho tới sản phẩm đầu cuối của tổ chức để họ có thể vận dụng sự sáng tạo của mình mang đến sự thành công của đổi mới và số hóa trong doanh nghiệp

Gần đây, Microsoft đã thay đổi mô hình vận hành và kinh doanh của mình và tại Việt Nam bằng cách tạo ra hệ sinh thái giải pháp kinh doanh, giải pháp ngành,… tập trung vào quy trình và nghiệp vụ hơn là phát triển đội ngũ CNTT vì họ đã cung cấp được một nền tảng số mã nguồn thấp hoặc không cần viết mã - giảm thiểu khá nhiều công việc của lập trình viên.

Như vậy, đội ngũ CNTT có thời gian học hỏi, bổ sung kiến thức mô hình kinh doanh và hiểu về tính tổ chức và nghiệp vụ nhiều hơn, mang đến cho doanh nghiệp những giá trị thặng dư nhất định.

Hay nói như Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trần Duy Đông, mục tiêu chuyển đổi số trong doanh nghiệp sẽ đạt được những thành công tốt đẹp, góp phần thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, vượt qua khó khăn thách thức, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và tăng tốc, phát triển.

AN HUY

Cesti Truyền thông