Sản phẩm muốn xuất khẩu thì sở hữu trí tuệ là điều tối quan trọng


Nếu không có sự chuẩn bị sớm về bằng sáng chế hay đăng ký sở hữu trí tuệ thì dẫn đến hệ quả khốn lường như bị sao chép công nghệ, mô hình kinh doanh…, nghiêm trọng hơn, doanh nghiệp có thể bị cuốn vào những cuộc kiện tụng gây ra nhiều bất lợi, nhất là đối với startups non trẻ.

77210201_2531476623614795_920764683873419264_n.jpg

Ngày 20/11 vừa qua, tại Vườn ươm Doanh nghiệp Công nghệ cao (SHTP –IC) đã tổ chức hội thảo với chủ đề “Chiến lược nghiên cứu công nghệ và phát triển tài sản trí tuệ” nhằm giúp các dự án khởi nghiệp định hướng phát triển hiệu quả, thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu và đổi mới sáng tạo.  

Ông Lê Thành Nguyên, Giám đốc SHTP-IC phân tích rõ thực trạng của các bạn trẻ khởi nghiệp hiện nay là chưa thực sự quan tâm đến việc bằng sáng chế cũng như đăng ký sở hữu trí tuệ. Theo ông Nguyên nếu sản phẩm muốn xuất khẩu thì sở hữu trí tuệ là quan trọng vì cùng với xu thế hội nhập và phát triển bền vững, khách hàng quốc tế ngày càng mong muốn có được những sản phẩm minh bạch, rõ ràng.

Đồng quan điểm trên, bà Anna Fong - Giám đốc tư vấn về Sở hữu trí tuệ của tập đoàn Questel cũng chỉ ra rằng, các công ty khởi nghiệp thường coi nhẹ việc đăng ký sáng chế, hay quyền sở hữu. Tuy nhiên, nếu không có sự chuẩn bị sớm về bằng sáng chế hay đăng ký sở hữu trí tuệ thì dẫn đến hệ quả khốn lường như bị sao chép công nghệ, mô hình kinh doanh, thương hiệu…, nghiêm trọng hơn, doanh nghiệp có thể bị cuốn vào những cuộc kiện tụng, tranh giành bản quyền cực kỳ bất lợi nhất là đối với startups non trẻ.

Trong buổi hội thảo, bà Anna Fong cũng hướng dẫn các bạn kiểm tra và đánh giá về việc đăng ký bản quyền, sở hữu trí tuệ thông qua một số dự án mà bà đã tư vấn, ví dụ như Phân tích các bằng sáng chế trong danh mục của một hãng sản xuất pin theo lược đồ dưới đây:

Bảng phân tích các bằng sáng chế trong danh mục của một hãng sản xuất pin

Bảng phân tích các bằng sáng chế trong danh mục của một hãng sản xuất pin

 Trong hình, những những danh mục được tô màu xanh là khu vực có cơ hội lớn trong việc đăng ký bằng sáng chế, còn đối màu xanh nhạt hơn thì chỉ ở mức tiềm năng. Riêng màu vàng và màu đỏ thì tồn tại những mối đe dọa tiềm năng hoặc rất khó khăn trong việc đăng ký bằng sáng chế.

Ông David Ngô

Ông David Ngô

Lời khuyên của bà Anna Fong dành cho các bạn khởi nghiệp khi đăng ký quyền sáng chế hay sở hữu trí tuệ ra quốc tế là hãy lựa chọn những khu vực, đất nước có tỉ lệ cạnh tranh thấp. Ví dụ như trong lĩnh vực xe tự hành, xe không người lái, thị trường Trung Quốc hiện nay đang có rất nhiều bằng sáng chế thuộc lĩnh vực này. Tính đến năm 2018 họ đã gần 400 bằng sáng chế, tiếp theo đó là Nhật Bản và Mỹ tuy nhiên châu Âu thì chỉ có 7 bằng sáng chế. Rõ ràng, với tỷ lệ cạnh tranh thấp là cơ hội tốt cho các startups đăng kí bằng sáng chế và sở hữu trí tuệ.

Từ trải nghiệm của bản thân, ông David Ngô – Phó tổng giám đốc phụ trách về công nghệ tại Trung tâm Công nghệ cao TP.HCM nhận định, một thực tế đáng buồn là nhiều cá nhân khởi nghiệp ở Việt Nam đang không có nhiều hiểu biết về việc đăng kí quyền sở hữu trí tuệ, nhiều bạn trẻ khi tham gia các cuộc thi giới thiệu ý tưởng, sản phẩm khởi nghiệp đều không hề đăng kí quyền sở hữu trước đó. Ông khuyến khích các bạn trẻ khi muốn khởi nghiệp thì nên hợp tác cùng những chuyên gia tư vấn về quyền sở hữu trí tuệ để vượt qua những khó khăn, vướng mắc trên.

PV

 
 

Xem thêm