Chúng ta bị cuốn theo các ‘tin vịt’ như thế nào

Nhiều người trong chúng ta đã trở thành nạn nhân của 'Tin Vịt', liên tục chia sẻ các thông tin sai lệch và coi nó là sự thật.

Truyền thông đã từng là một nơi thông báo các sự kiện đang diễn ra đáng tin cậy. Thời thế đã thay đổi.

Hiện nay, với nguồn thông tin bất tận, chúng ta thường xuyên phải đối mặt với những câu chuyện hay những nghiên cứu thiếu sự thẩm định và xác thực. Mặc dù những nguồn tin này chắc chắn là sai, nhưng chính chúng ta - những độc giả lại làm cho câu chuyện thêm tồi tệ hơn.

Có lẽ vì những câu chuyện sai lệch này hấp dẫn lý tưởng cá nhân của chúng ta, vì vậy chúng ta chấp nhận chúng như là sự thực. Hoặc có thể, đó là vì chúng ta muốn là người đầu tiên chia sẻ thông tin này với bạn bè, xuất hiện như thể chúng ta luôn biết tuốt mọi việc.

‘Nỗi sợ hãi bỏ lỡ sự việc’ là thủ phạm khiến chúng ta bị thu hút bởi các tin giả mạo.

Nỗi sợ bỏ lỡ sự việc (FOMO - Fear of Missing Out) đang rất phổ biến. Tất cả chúng ta đều muốn bắt kịp những tin tức mới nhất. Do đó, khi chúng ta xem tin tức trên Internet, chúng ta có xu hướng chia sẻ những câu chuyện để truyền lại cho bạn bè.

Vấn đề lớn là nhiều người chỉ đọc tiêu đề và thậm chí không đọc nội dung bài viết, chúng ta chia sẻ các thông tin này trên nhiều phương tiện truyền thông xã hội như Facebook hoặc Instagram mà không nhận ra thực sự những gì đang chia sẻ.

Khi thụ động nhận thông tin, chúng ta đã mù quáng rơi vào trạng thái thiên vị.

Đôi khi khi chúng ta thấy một luồng tin tức thu hút sự quan tâm, chúng ta thụ động nhận thông tin, và thậm chí không nghĩ đến chuyện xác thực sự thật.

Ví dụ, những cá nhân cánh hữu cực đoan có khuynh hướng theo dõi Fox News và loại bỏ bất kỳ nguồn tin tức nào dám mâu thuẫn với những tin tức đó. Họ hình thành một sự thiên vị và sẽ từ chối bất kỳ thông tin mà không theo quan điểm chính trị của mình.

Nhiều người trong chúng ta đang vô thức làm điều này, và bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các nguồn có thẩm quyền. Có 3 xu hướng thiên vị cần chỉ ra:

• Thiên vị về phía của mình - loại thiên vị này được hình thành khi bạn đang cộng tác một người với những lý tưởng mạnh mẽ. Bạn sẽ chú ý đến thông tin liên quan đến mục tiêu của nhóm.

• Thiên vị từ phía có thẩm quyền – một sai lầm bởi những lý luận hợp lý từ nguồn tin có thẩm quyền mà bạn tham khảo để xác nhận hoặc từ chối thông tin. (Ví dụ: Fox News. Nếu họ không đồng ý với thông tin, thì nó không phải là sự thật.)

• Thành kiến - Không khách quan với sự thật. Chúng ta không muốn tin mình sai, vì vậy chúng ta loại bỏ thông tin mâu thuẫn với niềm tin của chính mình.  Ta hạn chế lượng thông tin mới không cùng niềm tin với mình từ trước.

Để ngừng tiếp nhận thông tin sai sự thật, hãy loại bỏ các nguồn không đáng tin

Đánh giá nguồn tin.

Mức độ đáng tin cậy của nguồn tin này là bao nhiêu? Hãy nghĩ xem tại sao bạn bắt đầu theo dõi cá nhân đó hoặc nguồn tin tức này?

Ví dụ: bạn bắt đầu theo dõi một nhân vật nổi tiếng bởi vì anh ấy là một anh chàng vui tính chia sẻ rất nhiều chuyện cười và video vui nhộn.

Ban đầu anh ta chỉ chia sẻ về những câu chuyện dí dỏm vô thưởng vô phạt. Nhưng sau đó, anh bắt đầu đùa cợt về các vấn đề liên quan đến các chủng tộc hoặc xu hướng tính dục.

Hãy đủ thông minh để biết liệu những thông tin đó có là đúng và đừng mù quáng nghe theo những gì anh ta tin tưởng mà không xử lý thông tin.

Cố gắng ngắt kết nối với Facebook.

Nói dễ hơn làm, tất cả chúng ta đều có nỗi sợ bỏ lỡ sự việc.

Bạn không thể sống mà không ngừng kiểm tra liên tục các phương tiện truyền thông xã hội. Nhưng bạn đã tồn tại và sống sót mà không có nó trước đây, bạn có thể làm lại điều này.

Bạn không cần ngắt hẳn ngay mà chỉ cần hạn chế bớt. Tâm trí bạn sẽ thanh thản hơn nếu ngừng tiếp nhận luồn thông tin không cần thiết.

Tìm kiếm các quan điểm khác nhau.

Đừng dựa vào một nguồn cho tất cả thông tin của bạn. Hãy tìm những quan điểm trái chiều để có một bức tranh toàn cảnh. Bạn có thể nhận ra điều gì đó mới mẻ.

Xác định lập trường của bạn về một chủ đề và tìm ra bằng chứng mâu thuẫn để bác bỏ sự thật đó. Có vẻ ngớ ngẩn, nhưng đó là cách duy nhất để thực sự chứng minh ý kiến của bạn là vững vàng.

Nếu trong một nhóm người, yêu cầu từng cá nhân nêu ý kiến của họ một cách riêng biệt, không để họ bị ảnh hưởng bởi vị trí của người khác.

Xác định 3 giả thuyết có thể cho vấn đề để nhìn vào nó từ mọi góc độ. Ba là con số màu nhiệm vì đủ đa dạng để có được một cái nhìn tổng quan vững chắc về chủ đề, nhưng không quá nhiều thông tin gây nhiễu loạn.

Jo (Theo lifehack)