Đã có chip mới giúp máy tính ‘tư duy’ giống người hơn

Các nhà khoa học Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) vừa công bố thành tựu nghiên cứu liên quan tới một loại chip với thiết kế mới giúp tính tiệm cận hơn với não người.

chip-mit-1516951235786.jpg

Theo trang tin The Verge, trong những năm qua, các thành tựu đột phá trong thuật toán machine learning đã liên tiếp có những bước tiến "phi mã", song các bộ vi xử lý dùng cho những chương trình này hầu như không thay đổi nhiều.

Để khắc phục điều đó, nhiều công ty đã chỉnh sửa công nghệ của các loại chip hiện có để chúng phù hợp hơn với các nhu cầu của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).

Nhưng nay, một cách tiếp cận hoàn toàn mới cho vấn đề này đang định hình: làm lại các bộ vi xử lý để chúng hoạt động giống hơn với não người.

Đây được gọi là điện toán neuromorphic (mô phỏng não người) và các nhà khoa học của MIT tuần này cho biết họ đã tạo ra những tiến bộ đáng kể trong việc thiết kế những mẫu chip mới.

Kết quả nghiên cứu mới này đã được công bố trên tạp chí Nature Materials. Theo đó mẫu chip được tạo ra có thể giúp các tác vụ của thuật toán machine learning hoạt động hiệu quả hơn với nhu cầu năng lượng thấp hơn, giảm tới 1.000 lần.

Theo đó, nếu được áp dụng phổ biến, các doanh nghiệp có thể tích hợp các tính năng AI như nhận biết tiếng nói và hình ảnh vào nhiều loại thiết bị hơn nữa.

Để hiểu rõ những thành tựu đã đạt được của nhóm nghiên cứu, bạn cần nắm một chút thông tin về các loại chip neuromorphic. Điểm khác biệt mấu chốt giữa những bộ vi xử lý này và những vi xử lý được dùng trong máy tính của bạn là chúng xử lý dữ liệu theo công nghệ analog chứ không phải digital.

Khó khăn lớn trong việc tạo ra các chip neuromorphic chính là việc có thể kiểm soát các tín hiệu analog. Cường độ tín hiệu phải khác nhau, nhưng theo cách liên tục và có kiểm soát.

Dù vậy vẫn còn một chặng đường dài nữa để biết được các chip neuromorphic có thích hợp để sản xuất hàng loạt và việc ứng dụng có khả thi không.

Đắc Luân - Báo Tuổi trẻ

Bài gốc

Guest Usertin tức, robot