Dữ liệu người dùng - Cuộc chiến dai dẳng giữa Chính phủ và các hãng công nghệ

Trên thế giới, đây vốn là vấn đề đã được tranh cãi từ lâu, khi các hãng công nghệ luôn muốn thực hiện nghĩa vụ bảo vệ thông tin, quyền riêng tư người dùng, còn Chính phủ luôn muốn tiếp cận nguồn thông tin này để thực hiện nghĩa vụ an ninh Quốc gia.

GDPR_Image.jpg

Những năm qua, Thế giới đã xảy ra không ít những mâu thuẫn giữa Chính phủ và các hãng công nghệ, liên quan đến vấn đề này, khi cả 2 đều có những cái lý của riêng mình.

 
 
pic-copy.jpg

Apple, Microsoft, Facebook và Google đã từng có những cuộc chiến với chính phủ

 

2 năm trước, FBI từng buộc Apple giúp họ truy cập vào một chiếc iPhone của kẻ xả súng hàng loạt vào tháng 12 ở San Bernardino, Calif.

Các quan chức nói rằng những dữ liệu được mã hóa trong chiếc điện thoại này, và dữ liệu của hệ thống GPS có thể chứa những manh mối quan trọng về việc tên sát nhân và vợ của hắn đã đi đâu trong 18 phút sau vụ nổ súng, và họ đã liên lạc với ai trước đó.

Apple đã từ chối mạnh mẽ, và sau một thời gian dài kháng cáo, Apple đã thắng và không phải tự tay trao quyền truy cập iPhone cho FBI.

 

Trước đó, vào tháng 12 năm 2013, Microsoft cũng đã gặp một trường hợp tương tự. Khi họ từ chối cho Tòa phúc thẩm liên bang New York xem các email của một nghi phạm buôn bán ma túy. Sự kiện này cũng lùm xùm trong một thời gian dài.

Facebook cũng từng lên tiếng rằng, ngày càng có nhiều Chính phủ đòi hỏi họ phải cung cấp thông tin người dùng, và buộc họ phải tháo bỏ những nội dung không phù hợp với luật lệ Quốc gia đó. Đa phần những tài khoản bị yêu cầu cung cấp thông tin là nghi phạm trong các vụ cướp, vụ bắt cóc.

 
shutterstock_1018754935.jpg

Mỹ, Pháp, Đức và Anh là những Quốc gia yêu cầu nhiều thông tin tài khoản nhất. Trong khi Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ là những Quốc gia yêu cầu Facebook tháo bỏ nội dung nhiều nhất.

Những hãng công nghệ lớn khác, như Google cũng thừa nhận rằng, họ liên tục nhận được yêu cầu cung cấp thông tin người dùng để phục vụ điều tra tội phạm, từ Chính phủ mọi nơi trên toàn Thế giới.

Trong khi các hãng công nghệ luôn từ chối những lời đề nghị trên, thì Chính phủ lại tỏ ra càng ngày càng cương quyết trong việc đòi hỏi những thông tin dữ liệu người dùng. Những sự kiện này đã làm dấy lên một cuộc tranh luận gay gắt về sự cân bằng giữa một bên là phòng chống tội phạm, và một bên là bảo vệ quyền riêng tư cá nhân.

 
 
nationalsecurity.jpg

Lý lẽ của Chính phủ

An ninh Quốc gia là trên hết

Thông tin là điều cực kỳ quý giá trong việc bảo vệ an ninh Quốc gia. Nếu có đầy đủ thông tin, Chính phủ có thể có đủ bằng chứng để bắt giam tội phạm, theo dõi hoạt động của các tổ chức xấu, và quan trọng hơn hết là ngăn chặn khủng bố.

Đã có không ít cuộc khủng bố đã được các chính phủ dẹp từ trong trứng nước, vì nắm được các nguồn thông tin quan trọng. Và cũng có không ít những tên tội phạm bị bắt vì để lộ thông tin trên các mạng xã hội như Facebook.

An ninh Quốc gia là việc tối quan trọng. Các hãng công nghệ có nhiệm vụ cung cấp thông tin để đảm bảo an ninh, trật tự Quốc gia.

 

Các nhà mạng trên nước Mỹ vốn phải tuân theo đạo luật “nghe lén”. Các hãng công nghệ cũng nên tuân theo một đạo luật tương tự.

 

Ở Mỹ có một điều luật gọi là luật nghe lén. Đây là chương trình giám sát của Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) cho phép nghe lén các trao đổi riêng tư của người dân Mỹ mà không cần thông báo. Đạo luật này được lập nên để kiểm soát tội phạm, và duy trì an ninh Quốc gia.

Đạo luật này đã tồn tại 40 năm, mang lại kết quả rất tốt trong việc ngăn chặn tội phạm. Chỉ tính riêng năm 2016, Chính phủ Mỹ đã thực hiện 151 triệu cuộc nghe lén người dân Mỹ, mà không gây ảnh hưởng gì cho đại đa số người dân.

Có những lý lẽ cho rằng, đạo luật nghe lén đã được thực thi rất tốt trên các nhà mạng, các hãng công nghệ như Facebook hay Microsoft cũng nên tuân theo một đạo luật tương tự, để đảm bảo an ninh Quốc gia.

 
 
Untitled-design.jpg

Lý lẽ của các hãng công nghệ

Bảo vệ thông tin người dùng là uy tín sống còn của các hãng công nghệ

So với những ông lớn khác, Facebook có thể được coi là công ty hợp tác với chính phủ nhất. Họ cung cấp những thông tin căn bản như địa chỉ IP, thông tin tài khoản, và các nội dung người dùng đăng tải lên mạng cho Chính phủ.

Họ cũng đã cung cấp hàng triệu thông tin tài khoản bị nghi là tội phạm. Họ có thể là một kẻ rất biết điều với Chính phủ. Nhưng cũng vì thế mà họ lại không được người dùng tin tưởng.

Mức độ tin tưởng vào bảo mật thông tin của người dùng Facebook là rất thấp. Thậm chí còn thấp hơn nữa, chạm xuống đáy, sau vụ ‘bê bối thông tin Cambridge Analytica’.

 

Các hãng công nghệ khác không muốn vậy. Cam kết bảo vệ thông tin cho khách hàng là tối quan trọng đối với họ, đó là lời hứa giúp họ thu hút người dùng. Nếu không làm được thì cả công ty sẽ có nguy cơ lâm vào khủng hoảng.

 

Surphi10

Bài viếtdmst