Hỏi đáp luật an ninh mạng

 
facebook-google-bi-cam.gif

 1. Luật an ninh mạng sẽ cấm Google, Facebook

Sai.

Luật an ninh mạng không hề cấm một doanh nghiệp hợp pháp cụ thể nào hoạt động tại Việt Nam.

 
 

2. Các công ty như Google, Facebook phải đặt máy chủ tại Việt Nam

Đúng.

Điều 26, khoản 3 quy định:

Doanh nghiệp trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có hoạt động thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu về thông tin cá nhân, dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ, dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra phải lưu trữ dữ liệu này tại Việt Nam trong thời gian theo quy định của Chính phủ.

Điều này đồng nghĩa với việc Google, Facebook nói riêng và các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam nói chung phải đặt server lưu thông tin người dùng Việt Nam tại Việt Nam.

Theo một thông báo cuối năm 2017, Facebook có 11 trung tâm dữ liệu (Data Center) trên thế giới (nguồn: https://code.facebook.com/posts/392743124493876/2017-year-in-review-data-centers/)

Hiện tại, Google và Facebook đã đặt rất nhiều máy chủ ở Việt Nam. Tuy nhiên, đây chỉ là những máy chủ lưu trữ nội dung đăng tải Facebook hay tìm kiếm thông tin trên Internet, giúp người dùng Việt Nam truy cập nhanh hơn, rẻ hơn. Đây không phải là những máy chủ lưu thông tin cá nhân người dùng (hiện đang đặt ở Hong Kong, Singapore)

 
 
google-devrelations-bb-baaacMCRRt.jpg

3. Google và Facebook phải mở chi nhánh hoặc văn phòng đại diện ở Việt Nam

Đúng.

Cũng trong Điều 26, khoản 3 quy định:

Doanh nghiệp nước ngoài quy định tại khoản này phải đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.

Điều đó có nghĩa không chỉ Google, Facebook, mà tất cả các doanh nghiệp kể cả trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam đều phải có chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.

 
 

4. Google và Facebook sẽ rời khỏi Việt Nam

Khả năng thấp, bởi Google và Facebook đang kiếm được rất nhiều lợi nhuận từ thị trường Việt Nam, với số lượng đông đảo người dung Việt Nam sử dụng các dịch vụ của 2 công ty công nghệ lớn này.

Theo Luật an ninh mạng, nếu Google và Facebook muốn tiếp tục hoạt động tại Việt Nam thì họ ít nhất phải đặt máy chủ lưu trữ dữ liệu người dùng Việt Nam tại Việt Nam và mở chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.

 
 
may-chu-server.jpg

5. “Chỉ có Việt Nam và Trung Quốc mới yêu cầu phải đặt máy chủ lưu trữ dữ liệu người dùng trong nước”

Sai.

Có 18 quốc gia trên thế giới yêu cầu điều này.

 
 

6. Luật an ninh mạng Việt Nam yêu cầu “Cung cấp toàn bộ thông tin người dùng cho nhà nước, kể cả tin nhắn cá nhân, riêng tư....”

Luật không quy định cụ thể.

Theo Điều 26, khoản 2, mục a:

Cung cấp thông tin người dùng cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an khi có yêu cầu bằng văn bản để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng;

Tuy nhiên, các cơ quan chức năng chỉ có thể yêu cầu các bên cung cấp thông tin khi người dung dịch vụ có dấu hiệu vi phạm pháp luật, nhất là những tội danh liên quan đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội

 
 

7. “Các công ty sẽ không cung cấp thông tin cho Việt Nam vì luật rừng này.”

Sai.

Theo báo cáo của Facebook, năm 2017, họ đã cung cấp 38% số lượt yêu cầu thông tin người dùng từ Việt Nam, tất cả đều liên quan đến vấn đề nguy hiểm, an toàn (trong đời thực).

 
 

8. “Luật An ninh mạng vi phạm nhân quyền và không có quốc gia nào có luật này...”

Sai.

Ngày càng có nhiều quốc gia trên thế giới yêu cầu các công ty công nghệ hợp tác cung cấp thông tin với những vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia…

P.V