Những vụ gian lận thi cử nổi tiếng trên thế giới

Có thi cử là có tìm cách gian lận. Đặc biệt trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, việc gian lận trở nên ngày càng tinh vi hơn, công nghệ cao hơn và quy mô lớn hơn. Chúng ta hãy cùng điểm qua một số vụ gian lận thi cử bê bối lớn trên thế giới những năm gần đây.

o-CHEATING-SCHOOL-facebook.jpg

Trung Quốc: Gian lận thi cử công nghệ cao

Trong cuộc thi kiểm tra năng lực để cấp bằng trong ngành Y toàn quốc diễn ra vào tháng 10 năm ngoái, 2017, nhiều thí sinh đã gian lận bằng cách đeo tai nghe nhỏ để nhận đáp án trắc nghiệm từ bên ngoài. Đây được xem là bê bối thi cử lớn nhất trong lịch sử ngành Y dược Trung Quốc.

Theo đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV, tại hội đồng thi tỉnh Thiểm Tây, tổng số thí sinh gian lận chiếm đến 1/10 trên tổng số hơn 25.000 thí sinh cả tỉnh.

 
n56kdc4mapfthrzslrgv.jpg

Mỗi thí sinh đã phải trả khoảng 330 USD cho ‘dịch vụ’ này.

Sau đó, cảnh sát cũng đã bắt giữ được một số người đứng đầu đường dây. Những kẻ cầm đầu đưa người giả làm thí sinh, trà trộn vào các điểm thi để lấy bảng câu hỏi trắc nghiệm đem về rồi chuẩn bị đáp án chính xác, sau đó chuyển cho những thí sinh đang trong phòng thi qua sóng truyền thanh.

Hàn Quốc và Trung Quốc: Gian lận thi cử đa quốc gia trong kỳ thi SAT

SAT là kỳ thi chuẩn tiếng Anh quốc tế được sử dụng để xét tuyển vào các trường hàng đầu tại Mỹ. Do đó, số lượng người tham dự rất lớn. Với độ khó và tỉ lệ chọi cực kỳ cao, nhiều người đã sẵn sàng dùng các biện pháp gian lận trong kỳ thi này.

Năm 2014, College Board - đơn vị giám sát kỳ thi, và Educational Testing Service - đơn vị chấm điểm, đã phải hoãn việc công bố điểm của đợt thi ngày 11/10 do có các nghi vấn liên quan đến điểm thi của học sinh Hàn Quốc và Trung Quốc.

maxresdefault.jpg

Mặc dù tin tức cụ thể chưa được tiết lộ, thế nhưng theo một chuyên gia giáo dục phát biểu với tờ Washington Post, một số thí sinh ở các điểm thi châu Á bị bắt gặp khi đang chép phao từ điện thoại thông minh.

 

Trước đó ngày 8/10, cơ quan tổ chức thi SAT nhận được tố cáo nặc danh về việc sẽ có gian lận trong kỳ thi ngày 11/10.

Hàn Quốc cũng từng dính nhiều vụ bê bối trong kỳ thi SAT. Theo ghi nhận, đợt thi ngày 4/5/2013 đã bị hủy bỏ sau khi nhận được thông tin đề thi bị tiết lộ cho các thí sinh và các lò luyện. Theo tờ Wall Street Journal, các bản copy đề thi SAT được các công ty và lò luyện mua lại với giá khoảng 4.500 USD.

Tình hình thi SAT ở Trung Quốc cũng không khả quan hơn bao nhiêu khi các vụ gian lận xảy ra nhiều đến mức kỳ thi SAT chỉ được tổ chức ở các trường quốc tế tại Trung Quốc. Do đó, đa số thí sinh của đất nước này phải sang Hong Kong để có thể tham gia kỳ thi.

Thái Lan: Hủy bỏ 3.000 bài thi do nghi án gian lận

Năm 2006, các sinh viên ở trường cao đẳng Y Rangsit của Thái Lan đã bị bắt quả tang khi đang sử dụng máy ảnh gián điệp kết nối với đồng hồ thông minh để gian lận.

Theo ghi nhận, máy ảnh siêu nhỏ giấu trong kính mắt được dùng để livestream câu hỏi ra bên ngoài. Sau đó, đáp án sẽ được gửi đến các sinh viên qua đồng hồ thông minh.

mbbk102-511_2016_062255_high1.jpg

Vụ gian lận này bị máy quay giám sát tại phòng thi phát hiện ra.

 

Một trong những sinh viên gian lận cho biết đã trả 24.000 USD cho nhóm thi hộ, bao gồm cả thiết bị. Hiệu trưởng trường Đại học Rangsit, đã đăng hình ảnh thiết bị gian lận công nghệ cao này lên trang Facebook của mình. Kỳ thi tuyển sinh bằng câu hỏi này sau đó cũng đã bị hủy bỏ.

Mỹ: Giáo viên liên kết để nâng điểm cho học sinh ở bang Georgia

Đây được xem là vụ bê bối lớn nhất trong lịch sử ngành giáo dục của Mỹ. Tin tức này được công bố vào ngày 5/7/2011.

Theo báo cáo, từ năm 2.000, điểm số của hơn 55.000 học sinh ở các trường công tại Atlanta - Georgia đã tăng một cách ổn định. Việc này khiến cho nơi này nhận được nhiều kinh phí để cải thiện hệ thống giáo dục.

Tuy nhiên sau khi bị điều tra, có hơn 44 trường đã bắt tay nhau để chỉnh sửa điểm cho học sinh nhằm chạy theo bệnh thành tích.

 
02ATLANTAweb1-articleLarge.jpg

Đến ngày công bố tin tức, đã có 78 giáo viên và hiệu trưởng thừa nhận hành vi này.

Có thể nói, luôn luôn có người muốn gian lận trong thi cử, nhưng vấn đề là cách hành xử của nền giáo dục đối với những hành vi gian lận đó như thế nào, coi là bình thường hay là nghiêm trọng.

Hải Vy