Founder của Seed Planter: Mô hình startup zero-waste sáng tạo
Gần đây, giới trẻ Việt Nam bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến việc bảo vệ môi trường và những công ty hướng đến sống xanh lại càng được ủng hộ. Mình được bạn bè giới thiệu những mô hình kinh doanh rất cool ở Mỹ và Nigeria giúp giảm thiểu rác thải và muốn chia sẻ để các mọi người xem có thể ứng dụng những mô hình này ở Việt Nam không nhé! Hoặc mọi người biết những mô hình kinh doanh thú vị nào khác giúp giảm thiểu rác thải ở Việt Nam thì cùng chia sẻ nha!
1. The Coffee Cup Collective – tái sử dụng cốc café take-away
Đây là công ty được sang lập bởi cô bạn cùng tham gia Winlab Accelerator với mình. Hằng ngày mọi người dung các đồ ăn thức uống take-away nhưng lười mang theo vật dụng cá nhân. Coffee Cup Collective cung cấp các cốc café sử dụng nhiều lần cho các quán café trong network, người dùng đăng ký thành viên trên app, chọn dung cup café của Coffee Cup Collective thay vì cốc giấy, uống xong thì bỏ lại cốc ở những điểm thu gom cốc.
https://www.coffeecupcollective.com/
2. Loop - a zero-waste platform cho sản phẩm tiêu dùng nhanh
Bạn mua những sản phẩm tiêu dùng thông dụng như dầu gội Pantene, sữa tắm The bodyshop, dao cạo râu Gillette, kem Häagen-Dazs … trên website của Loop, trả một khoản tiền nhỏ (sẽ được hoàn lại) để mượn bao bì/ chai lọ, nhận được sản phẩm với bao bì siêu chất (xịn gấp mấy lần chai nhựa và bao bì thông thường) và được bỏ trong túi tái sử dụng của Loop, không hề có thùng giấy, xốp chèn các kiểu. Dùng xong sản phẩm thì bỏ bao bì vào một chiếc túi của Loop và họ sẽ cho người tới lấy về (miễn phí). Loop sẽ làm sạch các chai lọ, bao bì này và refill sản phẩm mới vào. Mỗi bao bì của Loop được thiết kế để bạn có thể tái sử dụng tới 100 lần.
3. BlueCart - web và mobile app giúp nhà hàng hướng tới việc giảm thiểu lượng thực phẩm thừa (zero-waste kitchen)
BlueCart là ứng dụng giúp nhà hàng tối ưu hóa quy trình mua nguyên liệu nấu nướng, giúp quy trình hiệu quả hơn, và BlueCart ước tính đã giúp nhà hàng giảm thiểu tới 52% lượng thực phẩm thừa. BlueCart còn cho ra đời dự án Zero Waste Kitchen để giúp nàh hang theo dõi và phân loại các loại food waste và tìm những hướng thay đổi như xử lý thức ăn thừa bằng cách ủ phân hữu cơ, thay đổi nguồn nguyên liệu, cách vận chuyển…
4. RecyclPoints – Tái chế, nhận điểm thưởng ở Nigeria (hay là thu mua phế liệu đồng nát thời hiện đại
RecyclPoint thu thập các sản phẩm như chai nhựa PET, lon nước giải khát, chai thủy tinh, báo cũ, thùng carton…từ người dùng (cá nhân, trường học, công ty) đã đăng ký trên website để xử lý, tái sử dụng. Người dùng được tích lũy điểm thưởng để sử dụng trong việc mua sắm các vật dụng gia đình hoặc đối lấy tiền mặt.
5. Recycle Track Systems – “Uber cho quản lý rác thải”
Là một ứng dụng di động quản lý rác thải và cùng cấp dịch vụ thu gom rác thải theo yêu cầu của các công ty lớn, đồng thời cũng cung cấp chương trình đào tạo giúp các công ty giảm thiểu rác thải.
https://www.rts.com/
Mọi người thấy có ý tưởng nào có thể ứng dụng ở Việt Nam không?