Trí tuệ nhân tạo sẽ chiến đấu với tin giả như thế nào
Vào năm 2014, khi cụm từ “tin giả” vẫn chưa phổ biến trong vốn từ vựng của người Mỹ, thì vào cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ năm 2016 từ này mới trở thành tâm điểm của sự chú ý. Đây là một vấn đề không hề đơn giản để giải quyết, nhưng trí tuệ nhân tạo có thể giúp ích được cho chúng ta.
Jestin Coler, được mệnh danh là bố già của ngành công nghiệp tin giả, là người đã tạo ra xu hướng truyền thông kỳ dị nhất trong lịch sử hiện đại, đã bắt đầu công việc của mình bằng việc xuất bản những bài viết với thông tin đã được xáo trộn, như những người nhận tem thực phẩm phúc lợi xã hội ở Colorado lại dùng tem này để mua cần sa.
Những thông tin sai lệch khiến lượng truy cập trang tăng cao, từ đó tạo ra hàng chục ngàn dollar doanh thu quảng cáo chỉ trong một tháng. Ý tưởng này khá hay ho và nhanh chóng được nhiều hãng khác làm theo.
Các trang tin và những nhà xuất bản khắp thế giới đã cùng chạy đua với nhau để sản xuất ra những bản tin giả, với nội dung gây tranh cãi có chủ đích, mà đỉnh điểm là trước cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ.
Kể từ đó, hiện tượng giả tin tức được tạo ra nhanh chóng bởi tất cả mọi người (kể cả những quan chức), họ bỏ qua tất cả những cáo buộc và tiếp tục thực thi hành vi sai trái này, họ tham gia những cuộc thảo luận chính trị hợp pháp bằng những lời giả dối.
Việc tạo ra một bản tin giả quá dễ dàng, ngay cả người dùng nghiệp dư cũng có thể sử dụng hình ảnh và câu chữ để tạo ra một sự kiện không hề có thật.
Đấu tranh bất lực chống lại tin giả
62% phần trăm người Mỹ theo dõi các phương tiện truyền thông để nắm bắt thông tin về những gì đang xảy ra trên thế giới.
Những bài viết và video mà chúng ta quan tâm hôm nay, sẽ ảnh hưởng đến cách mà tin bài sẽ hiển thị trong tương lai.
Nếu như ta bấm thích, bình luận hay chia sẻ những tin tức bảo thủ hơn, thì thuật toán máy tính sẽ cho ta đọc những bài viết ít tính tự do quan điểm hơn trong những lần tiếp sau đó.
Không chỉ lừa dối bạn đọc vào một thời điểm nhất định, tin giả cũng gây ảnh hưởng đến nhận thức của chúng ta theo thời gian lâu dài.
Kim LaCaria, người quản lý nội dung cho Snopes, cho biết: “Một điều vô lý là thông tin và cách người ta trình bày thông tin thì không phải lúc nào cũng giống nhau.”
Tạp chí Columbia Journalism Review khuyến cáo các nhà báo nên xem xét kỹ lưỡng ngày giờ xảy ra vụ việc và nguồn tin để xác minh tính xác thực của bài vở, cũng như những mối liên hệ để tạo ra nội dung chính xác.
Tuy vậy, gần 60% người dùng mạng chia sẻ các video tin tức mà thậm chí còn chưa đọc qua tiêu đề, tỷ lệ độc giả đọc bài viết càng thấp hơn.
Nhưng vẫn có rất nhiều người dùng tinh tế hơn, họ có đủ thời gian và khả năng để trở thành một điều tra viên nội dung trực tuyến, nhưng số lượng nội dung khổng lồ được phát đi mỗi ngày nên việc xác minh được tất cả các bài vở là một điều không khả thi.
Hàng triệu lượng tương tác trực tuyến được diễn ra chỉ trong một phút, không một ai có thể theo kịp được tốc độ này, vậy nên trí tuệ nhân tạo sẽ giúp chúng ta.
Và sử dụng trí tuệ nhân tạo để giải quyết vấn đề tin giả
Một hệ thống AI được lập trình để phân tích văn bản, video, hình ảnh và âm thanh có thể hoạt động được với tốc độ vượt xa con người và có một mức độ hiệu quả cao nhất.
Các nhà nghiên cứu ngành khoa học máy tính tại một trường đại học đang phát triển một phương pháp mới giúp máy tính có thể học tập và phát hiện tin giả.
Chương trình này sẽ phân tích nội dung của một bài viết rồi sau đó đưa ra đánh giá dựa trên những khả năng đã được học tập để xác định xem đó có là tin giả hay không.
Nó cũng có thể chấm điểm và tạo ra một bản báo cáo để giải trình vì sao bản tin đó là giả, để người đọc hiểu được lý do tại sao bài báo đó bị AI gắn cờ giả mạo.
“Trí tuệ nhân tạo có thể có được tất cả thông tin như con người nếu nó được qua một quá trình học tập, nhưng điểm hay là nó có thể giải quyết được một khối lượng tin tức lớn trong thời gian rất nhanh chóng, cũng như xử lý rất nhiều nhưng không biết mệt mỏi.
Con người thường bị chi phối bởi các vấn đề chính trị hay cảm xúc, nhưng AI thì không, chúng được tạo ra để chống lại tin giả,” sinh viên Stephan Woerner hiện đang làm việc ở dự án, cho biết.
Có một điều khá trớ trêu, là khi tin giả ngày càng được tạo ra nhiều, thì khả năng nhận dạng chữ viết tay của AI ngày càng tốt hơn.
Những nền tảng máy tính tự học tập đang dần được cải thiện khả năng đọc hiểu dữ liệu vào, bằng cách cung cấp cho nó một số lượng lớn bài viết và video giả mạo.
Nhiều hệ thống AI khác thì đang được phát triển để có thể xác định tin tức giả mạo viết bằng ngôn ngữ tự nhiên, để có thể phân tích mức độ phức tạp trong nội dung của bản tin.
Các hệ thống này sẽ xử lý thông tin phi cấu trúc, nạp kiến thức đã học từ kho dữ liệu khổng lồ - khả năng này sẽ hữu ích trong việc quét và phân loại khối lượng lớn bài vở được xuất bản trên mạng.
Ngoài ra, các thuật toán được viết riêng cho AI nhận diện tin giả cũng có khả năng so sánh các trang web với nhau, như việc phân tích những trang khác nhau đưa tin cùng một sự kiện để đánh giá dựa trên mức độ phủ sóng, sự tin cậy hay thông tin có chính thống không từ các trang báo, cũng như các yếu tố khác như bối cảnh, vị trí và quan điểm của các trang này.
Hơn thế nữa, nhiều nhà phát triển đang tích cực làm việc để cho ra mắt các chương trình có thể phân tích nội dung từ nhiều trang web khác nhau, rồi so sánh xem cùng một sự kiện mà các trang đưa tin khác nhau đến mức nào và tự đánh giá những thông tin có thể gây hiểu lầm.
Tóm lại, càng nhiều tin giả được sản xuất và đưa vào máy tính phân tích, thì kỹ năng này của chúng sẽ càng được cải thiện và hoạt động tốt hơn để lật mặt những tin bài giả mạo.
Cuối cùng là liên minh giữa người và máy tính
Dù AI có thể giúp chúng ta hạn chế được vấn đề tin giả, nhưng con người vẫn phải chịu trách nhiệm vì đã tạo ra và chia sẻ những bản tin này.
Những nền tảng ứng dụng và phương tiện truyền thông ngày nay cho phép người dùng gắn cờ với những nội dung giả mạo, máy chủ sẽ sử dụng thuật toán để hạn chế sự lan truyền của tin giả. Tuy vậy, kết quả thu được chỉ đúng khi người dùng báo cáo sai phạm đúng chỗ.
Nếu có quá nhiều người cùng gắn cờ một nội dung có ích và không sai, thì những trang báo chất lượng có khả năng cao bị mất uy tín.
Darren Campo, một trợ lý giáo sư tại Đại học New York cho biết con người cũng có thể thao túng AI bằng cách sử dụng khéo léo ngôn từ trong những bản tin giả.
“Các bài tin giả có thể tự bảo vệ chúng trước làn sóng AI bằng cách đề cập những thông tin sai lệch xung quanh phần sự thật,” bởi vì AI thường cho rằng những phần sự thật trong tin giả đều không đúng sự thật, nên chúng thường bỏ qua những nội dung ngay bên cạnh phần sự thật đó.
Các nhà phát triển cũng cần tính đến những hạn chế trong các chương trình của mình.
Chẳng hạn như trong một thuật toán tính toán lượng nội dung để xác minh độ chính xác của câu chuyện, khi một hãng tin uy tín phát đi bản tin nóng hay các sự kiện vừa diễn ra, nội dung của chúng sẽ rất ngắn do chưa có nhiều diễn biến, để rồi bị lọt vào sự nghi ngờ của AI.
Cuối cùng thì chính chúng ta vẫn là những nhân tố quan trọng nhất. Khi đọc một bài viết có xu hướng thiên vị theo quan điểm cá nhân, ta có cảm giác tích cực.
Nhưng hãy có sự hoài nghi về những gì chúng ta đọc, bởi thực tế trong xã hội thường không giống những gì được tường trình.
AI sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại tin giả, và tiến bộ trong lĩnh vực này là hoàn toàn phụ thuộc vào chính chúng ta. Với tư cách là một độc giả, chúng ta nên cẩn trọng hơn trong việc chọn đọc và chia sẻ tin bài.
Quang Niên (Theo venturebeat)