Pin mặt trời có thể phát điện cả khi trời mưa

Hẳn là chúng ta không còn xa lạ gì với những tấm pin năng lượng mặt trời, tuy nhiên nó chỉ có thể hoạt động một cách hiệu quả vào những ngày có nắng. Vậy với những ngày mưa thì sao?

Câu trả lời nằm trong một phát minh mà các nhà khoa học đang bắt tay vào nghiên cứu. Đó là một loại pin năng lượng mặt trời có thể sản sinh ra năng lượng vào cả những ngày mưa.

CfglNg2W8AAFtPW.jpg

Nhóm các nhà nghiên cứu của trường Đại học Soochow, Trung Quốc đã bước đầu thử nghiệm một loại pin năng lượng mặt trời có thể vẫn hoạt động bình thường ngay cả khi ngoài trời đang có mưa, bằng cách phủ bên ngoài các khối pin một lớp Graphene mỏng.

Graphene là một loại chất liệu hai chiều, chứa các nguyên tử Cacbon liên kết với nhau theo hình lục giác. Ngoài tính năng dẫn điện tốt thì các Electron có trong graphene có thể di chuyển tự do trên bề mặt của nó.

Nước mưa là nguồn cung cấp muối hoà tan hoàn hảo với đầy đủ các điện tích dương và điện tích âm. Khi nước mưa đọng lại trên bề mặt tấm graphene, các Electron tự do sẽ kết hợp với các ion mang điện tích dương từ trong nước mưa  hình thành nên một cái tụ điện, sau đó các hạt ion mang điện tích dương như Canxi, Natri sẽ sản sinh các dòng điện.

teng-solar-1-889x665.jpg

Nhóm nghiên cứu cho biết, thiết bị này có dòng điện khoảng 33mA và điện áp đạt 2,14V.  Mặc dù mức năng lượng tạo ra không nhiều, nhưng nó đủ chứng minh rằng thiết bị này vẫn có thể hoạt động ngay cả khi trời mưa.

Do đang trong quá trình nghiên cứu, nên những tấm pin này chưa được đưa vào sử dụng. Tuy vậy, các nhà nghiên cứu tin rằng phát minh này sẽ sớm được ra mắt trong một tương lai không xa.

Uyên NT