Cập nhật tin tức Khoa học công nghệ nổi bật tuần qua

Phát hiện ngôi sao cách Trái đất 9 tỷ năm ánh sáng, kỉ niệm 45 năm cuộc gọi điện thoại di động đầu tiên hay Việt Nam sắp phóng vệ tinh Micro Dragon... là những tin tức KHCN đáng chú ý từ 2/4 - 8/4/2018.

 
 

1. Vệ tinh “made in Vietnam” tiếp theo vào vũ trụ cuối năm 2018

Vệ tinh này có tên Micro Dragon, kích thước 50x50x50 cm, nặng 50 kg. Micro Dragon được các kỹ sư thuộc Trung tâm vũ trụ Việt Nam VNSC thiết kế và chế tạo, dưới sự hướng dẫn của các giáo sư Nhật Bản.

Vệ tinh có nhiệm vụ quan sát vùng biển ven bờ và gửi về các phân tích cần thiết. Nó còn thu tín hiệu cảm biến trên mặt đất, sau đó chuyển dữ liệu nhanh chóng đến các khu vực liên quan.

2. Hai nhà khoa học Việt Nam lọt vào top 100 nhà khoa học Châu Á

GS TS Phan Thanh Sơn Nam trong danh sách 100 nhà khoa học hàng đầu châu Á. 

GS TS Phan Thanh Sơn Nam trong danh sách 100 nhà khoa học hàng đầu châu Á. 

Đó là GS.TS Phan Thanh Sơn Nam, Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) và PGS.TS Nguyễn Sum, Trường Đại học Quy Nhơn.

PGS.TS Nguyễn Sum trong danh sách do tạp chí uy tín của Singapor bình chọn.

PGS.TS Nguyễn Sum trong danh sách do tạp chí uy tín của Singapor bình chọn.

GS.TS Phan Thanh Sơn Nam là tác giả chính của công trình khoa học "Tổng hợp propargylamine từ N-methylaniline và alkyne đầu mạch thông qua con đường methyl hóa và hoạt hóa trực tiếp liên kết C-H sử dụng vật liệu Cu2(BDC)2(DABCO) làm xúc tác”.

Còn PGS.TS Nguyễn Sum là tác giả duy nhất của công trình "Về bài toán hit của Peterson" (On the Peterson hit problem, Advances in Mathematics, Vol. 274, 432-489). Công trình của ông được nhận xét xuất sắc khi giải quyết được trường hợp đặc biệt của giả thuyết "hit" do nhà toán học người Mỹ Frank Peterson đề xuất cách đây hơn 30 năm. 

Cả hai đều từng nhận giải thưởng Tạ Quang Bửu và có nhiều công trình nghiên cứu ấn tượng.

3. Công nghệ săn thiên hà giúp bảo vệ động vật quý hiếm

Nhóm nghiên cứu tại Đại học Liverpool John Moores ứng dụng công nghệ săn sao của Nasa để bảo vệ động vật quý hiếm.

Cụ thể, họ chế tạo thiết bị bay với với phần mềm vật lý thiên văn và hình ảnh hồng ngoại để có thể phát hiện động vật và kẻ săn trộm trong bóng tối ở những địa hình khó tiếp cận.

Thử nghiệm thực tế đầu tiên sẽ diễn ra tại Nam Phi rồi đến Malaysia trong tháng 5.

4. Hệ thống tạo mưa lớn nhất thế giới ở Trung Quốc

Hệ thống tạo mưa bằng buồng đốt nhiên liệu rắn trên cao nguyên Tây Tạng. Ảnh: SCMP.

Hệ thống tạo mưa bằng buồng đốt nhiên liệu rắn trên cao nguyên Tây Tạng. Ảnh: SCMP.

Để tránh hạn hán tại cao nguyên Thanh Tạng, các kĩ sư Trung Quốc đang xây dựng buồng đốt để biến nhiên liệu rắn thành bạc Iotua phục vụ gieo mây và rải trên sườn núi dốc.

Gió sẽ tạo ra khí cuốn hạt bạc Iotua lên các đám mây, từ đó kích thích tạo ra mưa.

Dự kiến sẽ phục vụ cho khu vực rộng 1,6 triệu km2, gấp 3 lần diện tích Tây Ban Nha.

5. Nga: Sáng chế vật liệu nano cho phép in 3D như thật

Phát minh này có thể được sử dụng trong vẽ laser ba chiều, vi xử lý vật liệu, trong kỹ thuật chụp toàn ảnh (holography)...

Phát minh này có thể được sử dụng trong vẽ laser ba chiều, vi xử lý vật liệu, trong kỹ thuật chụp toàn ảnh (holography)...

Để khắc phục vấn đề độ phân giải thấp và tốc độ chậm của các máy in 3D hiện tại, các nhà khoa học Trung tâm “Tinh thể học và quang học” Viện hàn lâm khoa học Nga chế tạo thành công các hạt nano cho phép in ba chiều (3D) các vật thể ở mọi hình dạng và kích thước bằng tia laser hồng ngoại thông thường.

Các hạt nano này cấu tạo từ natri, tullium, ytterbium và flo.

Phát minh này có thể được sử dụng trong vẽ laser ba chiều, vi xử lý vật liệu, trong kỹ thuật chụp toàn ảnh (holography) và kỹ thuật chụp lại và tái dựng hình ảnh ba chiều của vật thể.

6. Bắc Cực sắp tan hết băng trong vài năm nữa

Theo nghiên cứu mới nhất trên tạp chí Biến đổi khí hậu tự nhiên, việc nhiệt độ toàn cầu tăng 2 độ C so với nhiệt độ thời kỳ tiền công nghiệp sẽ khiến tốc độ tan băng tại Bắc Băng Dương nhanh gấp 10 lần so với mức tăng nhiệt 1,5 độ C. Nghĩa là dù tăng 0.5 độ cũng tạo ra ảnh hưởng lớn.

Mùa Hè năm ngoái, diện tích băng biển đã giảm còn 4,64 triệu km2 trong tháng 9, cao hơn mức thấp kỷ lục 3,39 triệu km2 được ghi nhận hồi năm 2012.

Nền nhiệt độ hiện tại đã tăng hơn 1 độ C so với trước. Giữ tốc độ này, trong thời gian sớm, Bắc Cực sẽ tan hết băng và tạo ra ảnh hưởng lớn đến toàn hệ thống tự nhiên trên Trái Đất.

7. Kỷ niệm 45 năm cuộc gọi điện thoại di động đầu tiên trên thế giới

Ngày 3/4/1973 ghi dấu cuộc gọi đầu tiên được thực hiện từ điện thoại di động, đánh dấu sự xuất hiện của một trong những thiết bị công nghệ quan trọng và phổ biến nhất thế giới hiện nay.

Martin Cooper đã thực hiện cuộc gọi lịch sử từ cách đây 45 năm.

Martin Cooper đã thực hiện cuộc gọi lịch sử từ cách đây 45 năm.

Cuộc gọi lịch sử đó được thực hiện bởi Martin Cooper, kỹ sư của Motorola từ New York. Martin Cooper đã thực hiện cuộc gọi đến cho một kỹ sư khác của hãng công nghệ đối thủ, với mục đích để… khoe về thành tích mà mình và Motorola vừa đạt được.

Ngày nay, sau 45 năm tồn tại và phát triển, điện thoại di động đã trở nên phổ biến và xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới. Theo thống kê của hãng nghiên cứu thị trường Statista, hiện có khoảng 4,93 tỷ người dùng điện thoại di động trên toàn cầu và con số này sẽ tăng lên 5,07 tỷ người dùng vào năm sau.

8. Áo khoác du lịch tiện dụng nhất thế giới

BAUBAX 2.0 là tên chiếc áo khoác du lịch được cho là hoàn hảo nhất thế giới với 25 tính năng.

1523160409-fc33fcb3df56d671504af98e678f8848_original.jpg

Từ gối ngủ, mặt nạ ngủ, găng tay, nút giảm âm, móc khóa gắn liền, hệ thống túi đa năng đựng các vật dụng điện tử, chăn bỏ túi, nước đóng hộp, bút điện tử... đều được tích hợp gọn ghẽ trên toàn bộ thân áo.

Áo có thể được mặc theo 4 dạng khác nhau, mang lại phong cách thời trang dễ kết hợp cho người dùng.

Chiếc áo có giá từ 160$ - 200$. Hiện đã có 200,000 tín đồ du lịch đặt mua chiếc áo này qua trang web Kickstarter.

9. Cầu vượt biển dài nhất thế giới nối Macau và Hong Kong

Sau 7 năm xây dựng, cây cầu dài 55 km đã hoàn thiện. Nó sẽ nối liền Hong Kong, Macau và thành phố Châu Hải ở tỉnh Quảng Đông.

Siêu dự án này dài gấp 20 lần cầu Cổng Vàng ở California, Mỹ. Số thép sử dụng để xây cầu nhiều hơn 60 tháp Eiffel. Cầu bao gồm ba đoạn, một đường hầm dưới biển và bốn đảo nhân tạo.

Cầu được thiết kế để hoạt động trong 120 năm.

10. Phát hiện ngôi sao cách Trái đất 9 tỷ năm ánh sáng

1523160491-ngoi_sao_xa_nhat_cach_9_ty_nam_anh_sang.jpg

Được ghi lại bởi kính viễn vọng Hubble của Nasa, Icaruslà ngôi sao xa nhất từng quan sát được, nhờ hiện tượng thấu kính hấp dẫn. Hiện tượng này giúp ánh sáng bị bẻ cong khiến các vật thể ở xa được phóng đại lên nhiều lần.

Đây là siêu sao khổng lồ xanh hiếm với kích thước và độ nóng gấp đôi Trái Đất

Quang Niên - Báo Uyên (Báo Khám phá)

Bài gốc