8 cách để kiểm chứng ý tưởng startup có khả thi
Kiểm chứng ý tưởng sản phẩm, chức năng mới trước khi thật sự bắt đầu dự án gần như đã trở thành điều bắt buộc trong kinh doanh ngày nay. Công đoạn này không hề đơn giản, phụ thuộc nhiều vào hiểu biết, kinh nghiệm và cách đặt giả định của người sáng lập.
Chắc chắn một điều rằng bạn sẽ phải sớm bước ra bên ngoài, khảo sát và tương tác với một số đối tượng mục tiêu không chỉ là khách hàng, người dùng tiềm năng mà cả những chuyên gia, nhà cung ứng, phân phối quan trọng trong lĩnh vực đó. Tuy vậy, vẫn có một số cách kiểm chứng nhanh gọn hơn bạn nghĩ, và nhất là khi chúng được củng cố bằng số liệu thực tế sẵn có, và con số thì thường ít khi nói dối.
Vì vậy trước khi bạn tạo thêm một biểu mẫu Google hay tạo một pool trên Facebook, hãy xem xét 8 cách sử dụng dữ liệu sau để chứng minh hoặc bác bỏ các giả thuyết kinh doanh ban đầu.
#1: Cố gắng chào bán
Cách thu thập dữ liệu chính xác nhất là chào bán sản phẩm/dịch vụ giả định. Thậm chí đến người bạn thân nhất của bạn cũng sẽ chần chừ để bỏ tiền ra cho một ý tưởng không thuyết phục, vì vậy nếu bạn muốn biết thứ mình tạo ra có giá trị hay không, hãy khiến người khác mua nó. Như Tim Ferris nói trong cuốn Tuần làm việc 4 giờ: “Để có được chỉ số chính xác về khả năng thương mại, đừng hỏi liệu mọi người có mua hàng hay không, mà hãy làm cho họ mua nó”.
#2: Smoke Test
Nếu bạn chưa có sản phẩm để bán thì cũng khó để thuyết phục người mua. Có một kĩ thuật được gọi là Smoke Test – “Bán khống”. Bạn tạo ra hình ảnh một sản phẩm có thể mua được bao gồm tất cả các tính năng người dùng cần. Như một website, mô hình sản phẩm, hay thậm chí cả quá trình thanh toán (đây là việc đơn giản với các nền tảng như Shopify, BigCommerce và Squarespace đã cho phép dùng thử miễn phí trong nhiều tháng đầu). Mục tiêu của bạn là để mọi người trải nghiệm tới cuối quá trình thanh toán, nhập thẻ tín dụng và nhấp vào nút chấp nhận. Khi họ đã mua xong, bạn thông báo sản phẩm đã hết hàng hoặc không có sẵn. Chắc chắn bạn không thể kiếm tiền bằng cách này, bạn cũng có thể làm phiền một vài khách hàng tiềm năng của mình, nhưng sẽ biết được chính xác những gì cần thiết để thuyết phục mọi người mua hàng và liệu đang có đủ nhu cầu mà không cần bỏ ra một xu nào để tạo ra sản phẩm. Thêm vào đó, bạn có một danh sách khách hàng để tiếp cận khi sản phẩm đã sẵn sàng.
# 3: Crowdfunding
Khái niệm đằng sau việc Crowdfunding – Gây quỹ cộng đồng khá đơn giản. Bạn kể câu chuyện về thứ bạn đang làm, nếu mọi người đủ hứng thú, họ sẽ trả tiền để bạn xây dựng nó. Điều này rõ ràng giúp kiểm chứng được ý tưởng của bạn. Hãy nhớ rằng để gọi vốn cộng đồng thành công tốn rất nhiều thời gian, nên đây không phải là một lựa chọn dễ dàng. Nhưng tùy thuộc vào ý tưởng của bạn, đây có thể là một lựa chọn phù hợp.
#4: Google Ads
Google Ads là một trong những nguồn dữ liệu thị trường mạnh nhất trên thế giới. Hay được gọi bằng AdWords và hoàn toàn miễn phí chỉ bằng việc mở một tài khoản. Bạn cần phải có thẻ tín dụng và phải trả trước 50$, Google sẽ trả lại 50$ này sau vài ngày. Cho nên nó vẫn là miễn phí.
Khi đã có tài khoản Google Ads, bạn chèn các cụm từ tìm kiếm liên quan đến ý tưởng của mình vào công cụ lập kế hoạch từ khóa, nó sẽ cho ra lượng dữ liệu đồ sộ. Ví dụ biểu đồ phía dưới là các cụm từ tìm kiếm liên quan đến “Rock climbing”. Công cụ lập kế hoạch từ khóa cho thấy những con số ấn tượng cho những cụm từ đó mỗi ngày và con số dự kiến của các lượt nhấp trả tiền mà bạn nhận được với ngân sách nhất định.
Bạn cũng có thể xem lịch sử về các xu hướng để hiểu về mật độ các cụm từ tìm kiếm và có bao nhiêu công ty đang cạnh tranh trong cùng một lưu lượng truy cập.
#5: Facebook Ads
Cũng hiệu quả tương tự Google Ads, nền tảng Facebook Ads cũng miễn phí nếu bạn có một tài khoản Facebook và rất có ích trong việc dự đoán quy mô thị và nhu cầu thị trường. Dịch vụ này cho phép bạn xây dựng “đối tượng” xung quanh dữ liệu nhân khẩu học. Ví dụ, bạn muốn mở rộng quy mô cửa hàng bán dụng cụ leo núi của mình sang các thành phố khác, bạn có thể tìm ra các thành phố có đông người thích leo núi và mở cửa hàng mới ở đó dựa vào dữ liệu thay vì linh cảm hoặc nghe ngóng.
Bên dưới là bảng so sánh đối tượng thích leo núi ở Denver, Colorado với Miami, Florida.
Lượng đối tượng ở Miami lớn hơn hẳn, không quá ngạc nhiên khi khu vực tàu điện ngầm ở đây lớn hơn gấp 2 lần so với ở Denver. Nhưng bạn lại mong nhận được nhiều cú nhấp chuột hơn ở Denver. Bạn không cần Facebook nói mình biết điều đó nhưng bạn chắc chắn có thể tưởng tượng ra được một ngữ cảnh mà ở đó dạng thông tin như thế này sẽ giúp ích.
#6: Đánh giá của khách hàng
Các website với hàng triệu đánh giá về các nhà hàng như Yelp không chỉ hữu hiệu trong việc tìm kiếm nơi nào ăn Pizza ngon nhất. Nếu bạn đọc nó dưới góc nhìn doanh nghiệp, các đánh giá từ khách hàng là một nguồn dữ liệu chất lượng cao tiết lộ những góc nhìn sâu sắc về nhu cầu thị trường. Điều này cũng đúng với mọi lĩnh vực khác, từ đánh giá về một bác sĩ cho đến sản phẩm của Amazon, nếu bạn muốn thấy những lỗ hổng thị trường, bạn không cần phải làm những cuộc khảo sát phức tạp mà lại không thể tiếp cận được đủ số lượng người, hàng ngàn người đang nói cho bạn chính xác những gì bạn muốn biết. Bạn chỉ cần đọc thật kỹ các đánh giá.
Ví dụ, khi tìm hiểu các đánh giá về giày leo núi trên Amazon, đây là kết quả:
Phần lớn các đánh giá kém về giày leo núi trên Amazon liên quan đến kích cỡ. Vấn đề tương tự có lẽ cũng xảy ra với hầu hết các loại giày khác. Chưa biết cách giải quyết là gì nhưng rõ ràng có một nhu cầu về giải pháp cho kích cỡ giày và mua giày qua mạng.
#7: Google Trends
Các xu hướng tìm kiếm thường dẫn đến các cơ hội kinh doanh. Điều này làm cho Google Trends trở thành một vũ khí kinh doanh lợi hại. Nếu bạn có một ý tưởng tuyệt vời, hãy tìm kiếm các từ khóa liên quan trên Google Trends để xem thuật ngữ ấy có ngày càng phổ biến hay không. Nếu có, bạn đã tìm được cho mình một cơ hội lớn. Nếu không, cũng là một dấu hiệu cho thấy ý tưởng của bạn không quá xuất sắc như bạn nghĩ.
Lưu ý dữ liệu khu vực ở phần dưới của trang. Nếu bạn đoán Vermont sẽ là nơi được yêu thích nhất ở mỹ để leo núi trên cơ sở bình quân đầu người, thì bạn bắt đầu kinh doanh leo núi ngay đi.
#8: Google
Đã bao giờ bạn giật mình khi gõ một từ khóa chưa xong mà phần còn lại đã được Goodle tự động điền vào chưa? Cảm giác như Google đọc được suy nghĩ của bạn, nhưng không phải như vậy. Thay vào đó Google kết hợp lịch sử tìm kiếm của bạn và lượng dữ liệu khách hàng khổng lồ để đoán bạn đang quan tâm điều gì dựa vào những gì bạn và người khác tìm kiếm. Ngay cả khi cảm thấy đáng sợ ở góc độ người dùng, là một doanh nghiệp, bạn có thể sử dụng lợi thế này vì căn bản Google nói cho bạn biết mọi người đang quan tâm điều gì. Mở một trình duyệt riêng tư (để Google không thể truy cập được vào lịch sử của bạn) và bắt đầu gõ các cụm từ bạn sẽ thấy Google nghĩ bạn đang tìm kiếm những gì người khác tìm.
Câu hỏi tự điền trước cho “Rock climbing” trên Google
Lưu ý rằng tính năng này không giới hạn trên Google. Ở Youtube cũng vậy…
Câu hỏi tự điền tước cho “Rock climbing” trên Youtube:
Đây chỉ là những cách tiềm năng để kiểm chứng một ý tưởng kinh doanh sử dụng những dữ liệu có sẵn. 8 ví dụ trên không phải là toàn bộ chiến lược. Dữ liệu bạn đang tìm để kiểm chứng ý tưởng của mình đã có sẵn ngoài kia. Bạn không cần phải dựa vào “linh cảm” hay quá phụ thuộc vào ý kiến người khác. Thay vào đó, hãy tìm kiếm dữ liệu, chúng sẽ nói bạn biết ý tưởng của bạn có đáng để theo đuổi hay không.
Hàn Mai
Xem thêm