Bí kíp sống sót qua bão COVID-19 từ một startup vượt qua khủng hoảng năm 2008


Thế giới dường như đang chứng kiến suy thoái trước đại dịch Covid-19 bùng nổ trên toàn cầu. Trước đó, cuộc khủng hoảng vào năm 2008 đã khiến nhiều doanh nghiệp phá sản. Nhưng tin tốt là sau khủng hoảng, kinh tế lại leo dốc mạnh mẽ hơn trước. Điều quan trọng làn cần thực hiện những biện pháp để vượt qua cơn bảo, chuẩn bị cho sự phát triển mạnh mẽ trong những ngày nắng lên.

photo-1-1515725060371.jpg

Steve Roatch là CEO của Công ty phát triển phần mềm 27Global có trụ sở tại Leawood, Mỹ đã chia sẻ bài học mà ông đã áp dụng để Công ty vượt qua cuộc khủng hoảng năm 2008.

Bài học số 1: Am hiểu thị trường

Trong cuốn sách năm 2002 của mình, Cameron A Good Hard Kick in Ass, doanh nhân nối tiếp và nhà đầu tư mạo hiểm Rob Adams đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc am hiểu thị trường. Điều này, cùng với việc thiết kế một mô hình kinh doanh vững chắc và thuê một đội ngũ tuyệt vời, là một phần của công việc khó khăn cần thiết để biến một ý tưởng tuyệt vời thành một doanh nghiệp thành công.

Vào thời điểm suy thoái kinh tế xảy ra, chúng tôi biết mô hình kinh doanh của chúng tôi đã giải quyết một vấn đề mà khách hàng của chúng tôi gặp phải trong việc tìm nguồn cung ứng dịch vụ phần mềm. Tuy nhiên, chính những khách hàng và khách hàng tiềm năng vốn có trước đây của chúng tôi lại quyết định cắt giảm ngân sách để sống sót qua suy thoái, điều này buộc chúng tôi phải mở rộng thị trường mục tiêu.

Đó là khi chúng tôi mở rộng sự tập trung của chúng tôi từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ sang các công ty khởi nghiệp được tài trợ tốt. Các khách hàng khởi nghiệp không chỉ mang lại 100% doanh thu cho chúng tôi trong năm 2009 mà còn chứng minh mô hình kinh doanh của chúng tôi là đúng và là minh chứng cụ thể, đáng tin cậy về công việc của chúng tôi trước các khách hàng mới.

Hiểu về thị trường cho chúng tôi biết dịch vụ đúng nhưng thị trường mục tiêu cần điều chỉnh. Chìa khóa là xác nhận thị trường liên tục: Lắng nghe khách hàng của bạn và họ sẽ cho bạn biết họ cần gì.

Bài học số 2: Lên kế hoạch và tiếp tục lên kế hoạch

Võ sĩ Mike Tyson nổi tiếng từng nói rằng “mọi người đều có kế hoạch cho đến khi họ bị đấm vào mồm”. Cuộc khủng hoảng COVID-19 được coi là một cú đấm vào mồm, cũng như cuộc Đại suy thoái. Chúng tôi quyết định thất bại không phải là một lựa chọn và cách duy nhất bạn có thể mạnh dạn tuyên bố rằng bạn sẽ không thất bại là đã thực hiện một cách trung thực Bài học 1.

Sự kiên trì đó sẽ thúc đẩy bạn không ngừng tìm kiếm các giải pháp sáng tạo mà bạn chưa từng nghĩ tới. Năm 2008, chúng tôi đã không chấp nhận thất bại và phát triển các kế hoạch dự phòng. Lần này, chúng tôi lại tập trung vào kế hoạch dự phòng, tiến hành các kịch bản giả định như:

  • Điều gì xảy ra nếu một khách hàng có hợp đồng lớn phải hủy bỏ? Nếu nhân viên bị bệnh thì sao? Giải pháp: Đào tạo chéo các chuyên gia tư vấn của chúng tôi về các khách hàng khác để họ có thể hỗ trợ các dự án khác hoặc tham gia thay đồng nghiệp.

  • Nếu các nhân viên ở Việt Nam phải làm việc ở nhà thì sao? Giải pháp: Thực hiện các kế hoạch liên tục kinh doanh, bao gồm cả việc sử dụng VPN đã thiết lập từ tháng trước.

  • Thế còn việc mở rộng văn phòng khẩn cấp tháng trước thì sao? Có vẻ như chúng tôi làm việc tại nhà khá hiệu quả. Hãy xem xét và đánh giá lại chúng tôi cần thêm bao nhiêu không gian.

  • Điều gì xảy ra nếu dòng tiền của chúng ta bị ảnh hưởng? Vậy thì, chúng tôi nỗ lực gấp đôi để mang lại các khoản thu, tính toán chính xác các yêu cầu tiền mặt, đảm bảo hạn mức tín dụng được thực hiện và theo dõi chi tiêu hợp lý.

Giống như một vận động viên trượt tuyết bắt đầu rẽ trước khi đến cổng, bạn nên bắt đầu lập kế hoạch dự phòng trước khi khủng hoảng xảy ra. Các kế hoạch chúng tôi đã thực hiện nhiều tháng và nhiều năm trước đang giúp chúng tôi điều hướng trơn tru cuộc khủng hoảng hiện tại.

Bài học số 3: Truyền thông

Khi khủng hoảng xảy ra, truyền thông có xu hướng là điều đầu tiên bị lờ đi. Với gần một phần ba nhân viên cho rằng chủ sử dụng lao động không có hành động gì, đây là một trong những thời điểm quan trọng nhất để truyền thông tới khách hàng, đối tác kinh doanh và nhân viên công ty – phải làm sớm và thường xuyên.

Dành thời gian để hiểu các rủi ro của khách hàng để đánh giá chính xác hơn các mối đe dọa và các cơn bão tiềm tàng có thể xảy ra cho công ty của chính bạn. Điều này sẽ giúp bạn trả lời một cách trung thực các mối quan tâm của nhân viên đối với tình hình hiện tại. Ngoài việc thực hiện các cuộc gọi cá nhân tới từng khách hàng của chúng tôi, chúng tôi còn thông báo cho trong nội bộ công ty.

Chúng tôi cũng liên hệ với các nhà cung cấp trả tiền cho họ đúng hạn, trấn an họ về việc chúng tôi vẫn kinh doanh ổn định và cam kết sẽ thông báo sớm nếu tình hình kinh doanh bị gián đoạn. Điều chúng ta cần tránh là sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng.

Khi cuộc Đại suy thoái lấy khách hàng của chúng tôi, chúng tôi đã không thực hiện các hoạt động truyền thông, và đây là một sai lầm lớn và chúng tôi sẽ không mặc lại sai lần này nữa. Đây là lúc bạn cần nói cho thị trường biết bạn ở đây để giúp họ bằng cách này hay cách khác, ngay hôm nay hoặc khi nền kinh tế đã phục hồi.

Hàn Mai


Xem thêm