Thiếu hụt nhân tài, thù lao ở thung lũng Silicon phi mã
Theo báo cáo Công nghiệp (2019) ngày nay thị trường cho kĩ sư phần mềm ở Mĩ là “NÓNG” do thiếu hụt người có kĩ năng này và do cạnh tranh trong các công ti hàng đầu như Google, Facebook, Microsoft và Apple.
Phần lớn các công ti công nghệ Mĩ phân chia nhân viên theo các mức và điều chỉnh lương dựa trên những mức đó. Mức của bạn càng cao, thù lao của bạn càng cao.
Chẳng hạn, tại Google, kĩ sư vào nghề hay Mức 3, bắt đầu ở $130,000 đô la một năm trong thù lao toàn bộ (Lương và tuỳ chọn cổ phần). Điều có nghĩa là người tốt nghiệp đại học có thể làm ra lương sáu con số ngay sau khi rời trường. (Mức 3 dành cho người tốt nghiệp bằng cử nhân khoa học). Về trung bình, sẽ phải mất từ 3 tới 5 năm để chuyển lên một mức tuỳ theo họ thực hiện tốt thế nào trong công việc trước và kĩ năng chuyên môn mà họ có, và nhu cầu của công ty. Tại Google Mức 7, được coi là mức cao nhất cho hầu hết các kĩ sư, người có thể làm được $608,000 một năm trong tổng thù lao.
Apple có năm mức cho kĩ sư phần mềm, từ ICT2 (individual contributor tech – đóng góp kĩ thuật cá nhân) tới ICT6. Lương khởi diểm cho người mới tốt nghiệp là quãng $125,000 tổng thù lao.
Nhưng điều đó đang tăng lên và thậm chí còn tăng tốc theo kiểu hàm mũ nếu người có những kĩ năng đặc biệt như Học máy hay Trí tuệ nhân tạo. Tại Facebook, một E3 (An entry-level “software engineer 3 – kĩ sư phần mềm 3”) thường bắt đầu tại $126,000 một năm. Hệ thống của Microsoft bắt đầu ở mức 59 cho kĩ sư phần mềm và đi lên mức 80 cho “uỷ viên kĩ thuật-technical fellow,” người lãnh đạo trong một lĩnh vực đã nêu. Uỷ viên kĩ thuật có thể làm ra hàng triệu, nhưng phần lớn không muốn tiết lộ họ đã làm được bao nhiêu.
Khi việc thù lao tiếp tục tăng nhiệt, mọi lúc Google và Facebook nhận ra họ đang mất quá nhiều người có kinh nghiệm, họ đẩy mức thù lao lên và điều đó khuyến khích nhiều người chuyển việc làm.
Hệ thống phân mức cũng dẫn lái sức ép lên lương trong toàn bộ Thung lũng Silicon và đóng góp làm cho chi phí sống cao, điều gây rất khó khăn cho những người không làm việc trong khu vực công nghệ nhưng sống ở đó.
Trong 5 năm qua, số sinh viên ghi danh vào Khoa học máy tính, Kĩ nghệ phần mềm đã tăng trên 30% nhưng vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu. Điều được dự báo là việc thiếu hụt này sẽ tiếp tục trong ít nhất bẩy năm nữa.
GS Jonh Vũ