10 xu hướng tiêu dùng dẫn đường cho đổi mới sáng tạo năm 2020


Nhìn vào thị trường hiện tại, có thể thấy song hành cùng tốc độ đổi mới sáng tạo và tiếp nhận công nghệ diễn ra nhanh hơn bao giờ hết là xu hướng thay đổi sở thích nhanh không kém của người tiêu dùng. Sau đây là những xu hướng sẽ mở ra các cơ hội lớn cho đổi mới sáng tạo trong năm 2020 và thập niên sắp tới.

itil-tips-for-implementation_lightbulb_innovation_process_strategy_iot_by-ipopba-getty-100808462-large.jpg

Làm việc tại nhà

Thời gian gần đây, các ứng dụng hỗ trợ củng cố năng suất làm việc cho người tiêu dùng tại doanh nghiệp đang nở rộ. Những cái tên đáng chú ý nhất bao gồm Slack, Asana, Superhuman và Notion.

Nhưng còn với những cá nhân làm việc tại nhà? Số lượng các nhân viên làm mẹ chiếm tỷ lệ lên tới 71,5% và đang tăng lên. Xét trong số những gia đình có hai vợ chồng và con nhỏ, tỷ lệ những hộ có cả cha lẫn mẹ đều đi làm lên tới 63% (con số này chỉ gần 24% vào năm 2002).

Xu hướng xã hội này đặt ra nhu cầu cho những công cụ phần mềm và thiết bị giúp cha mẹ có thể vừa chăm lo cho gia đình, vừa chu toàn công việc của công ty.

Sự xuất hiện của loại thịt mới

vegan_meat_irto.jpg

Ý thức của người tiêu dùng đang tăng lên, ngày càng nhiều người chú ý những gì họ sẽ đưa vào cơ thể và tác động của chúng lên sức khỏe và môi trường.

Sự xuất hiện của loại thịt mới không chỉ dành riêng cho những người ăn chay: 30-50% người tiêu dùng bày tỏ mong muốn cắt giảm lượng đạm động vật trong bữa ăn, trong khi 95% những người mua sản phẩm thịt làm từ thực vật lại là những người thường ăn thịt.

Bên cạnh thịt làm từ thực vật, thị trường cũng ghi nhận sự xuất hiện của những sản phẩm thịt được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, với cấu trúc tế bào hệt như đạm động vật thông thường trong tự nhiên.

Cá nhân hóa dịch vụ chăm sóc sức khỏe

Người tiêu dùng đang đòi hỏi nhiều hơn ở các dịch vụ y tế, họ mong muốn các sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhu cầu và lối sống riêng, trong khi chất lượng vẫn phải được đảm bảo bởi các chuyên gia y tế. Đó là lý do các sản phẩm mới cho phép người bệnh nhắn tin trực tiếp với bác sĩ và y tế, kê toa thông qua điện thoại... xuất hiện. 

Phương tiện giao thông tự hành

Kỷ nguyên của hình ảnh những người tài xế nhàn nhã ngồi trên tay lái đang dần trở thành hiện thực nhờ công nghệ xe tự hành. Hàng loạt những tên tuổi như Cruise của GM hay Waymo của Alphabet (công ty mẹ của Google) đang dần lấp đầy đường đua.

tesla_huy_bo_du_dinh_ban_hang_online_va_tang_3_gia_san_pham_musa.jpg

Một khi viễn cảnh xe tự hành trở thành hiện thực, điều này sẽ mở ra cơ hội cho hàng loạt các phát kiến mới giúp người lái xe giải trí, làm việc, giao tiếp hoặc thậm chí tiếp cận các dịch vụ như chăm sóc sức khỏe hay thể lực.

Sự lên ngôi của văn hóa chánh niệm

Năm 2019, ứng dụng Calm - một sản phẩm giúp thư giãn và thiền định đã chạm tới mốc giá trị vốn hóa 1 tỉ USD. Cụm từ "thiền định" cũng đang tạo ra hàng trăm sản phẩm khác trên các kho ứng dụng. Người tiêu dùng bắt đầu lưu tâm nhiều hơn tới chăm sóc bản thân, sức khỏe tinh thần cũng như cố gắng hướng tới sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc.

Giáo dục và tuyển dụng bậc cao trở mình thay đổi

Nhiều công việc truyền thống đang dần thay đổi hoặc biến mất bởi sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo (AI) nói riêng và công nghệ nói chung.

Trong khi đó, chi phí dành cho giáo dục bậc cao quá tốn kèm, khiến người tiêu dùng tự đặt ra cây hỏi: bằng cấp nào mới thực sự cần thiết, đồng thời thiết lập nên hàng loạt những hình thức giáo dục khác, chẳng hạn như tái đào tạo nghề.

Sự riêng tư của người dùng ngày càng quan trọng

Trong bối cảnh hàng loạt bê bối liên quan tới bảo mật thông tin người dùng trên Internet xuất hiện tràn ngập trên các phương tiện truyền thông đại chúng, người tiêu dùng bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của những thông tin cá nhân của mình. Tuy nhận thức có nâng cao nhưng việc bảo vệ thông tin không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Một khi người tiêu dùng mất lòng tin vào chính phủ và những công ty công nghệ lớn, các doanh nghiệp mới sẽ xuất hiện lấp đầy chỗ trống niền tin này.

Chia sẻ trên mạng theo thời gian thực

livestream_va_tuong_lai_cua_trai_nghiem2_obnp.jpg

Nhờ sự tồn tại của điện thoại thông minh, những hoạt động con người hay làm cùng nhau, chẳng hạn như xem phim hay mua sắm đã chuyển dần lên thế giới mạng. Con người bắt đầu tìm kiếm cách thức mới để tương tác với người khác thông qu Internet.

Nếu nói mạng xã hội đã mở ra làn sóng chia sẻ thông tin đầu tiên thì phát sóng trực tiếp (livestream) chính là làn sóng thứ hai. Một khi mạng 5G trở nên phổ biến hơn, cho phép người dùng thực hiện nhiều thao tác hơn nữa, trải nghiệm chia sẻ theo thời gian thực trên mạng sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Sử dụng công nghệ không còn xoay quanh câu chuyện tuổi tác

Tư tưởng những người sành công nghệ thường là giới trẻ trong độ tuổi đôi mươi đã không còn chính xác. Ngày nay những người sắp về hưu cũng bắt đầu có nhu cầu sử dụng nhưng công nghệ y hệt như người trẻ. Tuy vậy nhu cầu và mối quan tâm của họ vẫn có nét khác biệt và điều này sẽ mở ra cánh cửa cơ hội mới cho các doanh nghiệp.

Không còn tình trạng "mù quản lý tài chính"

Nhiều startup xuất hiện và phá vỡ cuộc chơi của giới tài chính - nơi vẫn thường mang hình ảnh chậm thích ứng với đổi thay. Những người tiêu dùng trẻ ngày nay có quan niệm rất khác về việc sở hữu nhà, tiết kiệm tiền, đầu tư, tiêu dùng và cách thức chi trả.

Song song đó, sự xuất hiện của nền kinh tế tự do (gig economy) sẽ tạo ra một lực lượng nhân lực linh hoạt nhanh thay đổi, đồng nghĩa mô hình lương hưu theo thời gian làm việc cho doanh nghiệp không còn hoàn toàn phù hợp với tất cả.

SARA DESHPANDE - Forbes

Nguồn


Xem thêm