5 công ty Fintech Việt Nam nằm trong nhóm tăng trưởng tốt nhất trong năm 2020


5 công ty công nghệ tài chính của Việt Nam trong danh sách gồm Payoo, Moca, Momo, Tima và ZaloPay. 4 trong số 5 công ty sở hữu ví điện tử. Trong số họ, Moca, Momo và ZaloPay chiếm tới hơn 90% thị phần ví điện tử tại thị trường Việt Nam.

20323_vidientu_Ava_1588848760.jpg

Theo báo cáo của IDC Financial Insights về lĩnh vực công nghệ tài chính ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Việt Nam có 5 đại diện trong nhóm Fintech Fast 101 năm nay (101 công ty công nghệ tài chính có tốc độ tăng trưởng tốt nhất trong năm 2020). 

Báo cáo đã tổng hợp dữ liệu thị trường công nghệ tài chính từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ: Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Singapore, Hong Kong, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Việt Nam, Hàn Quốc và Australia để chọn ra những doanh nghiệp nổi bật. Điều đáng chú ý là báo cáo không bao gồm các công ty fintech đến từ Nhật Bản.

5 doanh nghiệp của Việt Nam trong danh sách gồm Payoo, Moca, Momo, Tima và ZaloPay. 4 trong số 5 công ty sở hữu ví điện tử. Trong số họ, Moca, Momo và ZaloPay chiếm tới hơn 90% thị phần ví điện tử tại thị trường Việt Nam.

Sau 12 năm hoạt động, nền tảng công nghệ của Payoo đến hiện tại có thể xử lý thanh toán cho hơn 350 loại hóa đơn dịch vụ như điện, nước, điện thoại, truyền hình, internet, tài chính, bảo hiểm…, với tổng giá trị xử lý giao dịch qua Payoo khoảng 100.000 tỷ VND/năm (tương đương khoảng hơn 4 tỷ USD). Tốc độ tăng trưởng tổng giá trị xử lý trên mỗi giao dịch của nền tảng khoảng 50% mỗi năm trong suốt 5 năm qua.

Trước đó, công ty nghiên cứu thị trường Cimigo công bố nghiên cứu cho thấy, Momo, Moca và ZaloPay hiện là 3 ví điện tử được sử dụng phổ biến nhất ở 2 thành phố chính của Việt Nam là Hà Nội và TP. HCM. Đồng thời, ba ví này chiếm 90% thị phần người dùng ví điện tử..

Ngoài việc ghi nhận về nhận định và hành vi của người dùng đối với các thương hiệu ví điện tử phổ biến tại Việt Nam, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, các ví điện tử phổ biến trên thị trường hiện được dùng nhiều nhất để nạp tiền điện thoại, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn định kỳ, thanh toán dịch vụ giao đồ ăn và đặt xe công nghệ.

Còn theo thống kê của Crowdfundinsider, các công ty công nghệ tài chính (fintech) Việt Nam đang đi nhanh so với khu vực. Cụ thể, chỉ trong 9 tháng đầu năm 2019, các fintech Việt Nam nhận về 410 triệu USD vốn đầu tư. Số vốn này tương đương 36% tổng lượng đầu tư vào thị trường Đông Nam Á.

Tổ chức này đánh giá, giai đoạn 2019 - 2020 là năm "vàng" với giới khởi nghiệp Việt Nam nói chung, và mảng fintech nói riêng. Nhất là khi tổng vốn đầu tư vào fintech Việt Nam tăng từ tỉ trọng 0,4% toàn khu vực Đông Nam Á trong năm ngoái, lên 36% trong năm nay.

“ Trong mùa Covid-19 vừa qua, hầu như đơn vị nào cũng chịu sự tác động do ảnh hưởng của dịch  bệnh. Payoo, chúng tôi có sự đa dạng trong dịch vụ, kết nối với các đơn vị cung cấp nền tảng thanh toán online và cả offline, Chính vì vậy, khi khách hàng bị ảnh hưởng, chúng tôi cũng bị ảnh hưởng” Đại diện Payoo cho biết

Ngoài ra, hành vi tiêu dùng của khách hàng cũng đã có sự thay đổi, điều này kéo theo sự chuyển đổi số của nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là ngành Fintech. Kể từ khi dịch Covid -19 bùng nổ, số lượng giao dịch trực tuyến đang tăng mạnh so với các giao dịch thông thường. Đặc biệt là trong thời gian giãn cách xã hội, số lượng giao dịch trực tuyến của các hóa đơn tiện ích tăng lên hơn 10%.

Sở dĩ Việt Nam bật lên hẳn trong trong mảng fintech là có sự đóng góp lớn từ các thương vụ lớn là MoMo Pay và VNpay, cả đều trong mảng ví điện tử và thanh toán.

Thống kê của Ngân hàng Nhà nước, trong 3 năm qua, số lượng công ty fintech đã tăng gần 4 lần. Hiện cả nước có hơn công ty 150 fintech, trong khi 3 năm trước, con số này mới dừng lại ở 40. Trước đó, thị trường fintech Việt Nam đạt 4,4 tỷ USD giá trị giao dịch vào năm 2017 và được dự kiến sẽ đạt đến 7,8 tỷ USD vào năm 2020.

Đi cùng với mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế xuống dưới 10% của Chính phủ, xu thế phát triển của ngành này là tất yếu. Các lĩnh vực của hệ sinh thái fintech của Việt Nam bao gồm: ví điện tử, tài chính cá nhân, cho vay ngang hàng, công nghệ bảo hiểm, ngân hàng số, điểm tín dụng, gọi vốn cộng đồng,…

Nhận thức được ý nghĩa và lợi ích của lĩnh vực fintech, Việt Nam đã chủ động tiếp cận lĩnh vực này thông qua việc thành lập Ban Chỉ đạo về lĩnh vực fintech vào tháng 3/2017 với mục tiêu nuôi dưỡng và hoàn thiện hệ sinh thái lành mạnh cho sự hình thành và phát triển của các công ty fintech tại Việt Nam.

Cùng với đó, chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 cũng đã xác định công nghệ sẽ là giải pháp hàng đầu đối với sự phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

- Kể từ tháng 12 năm 2019, Payoo còn cung cấp giải pháp thanh toán toàn diện (Payoo one-stop payment acceptance) tại các cửa hàng tiện lợi như (Family Mart) và trong trung tâm thương mại ví dụ như những gian hàng tại Aeon Mall Hà Đông. Chỉ cần kết nối với Payoo cửa hàng có thể chấp nhận thanh toán bằng cách quét mã QR qua hầu hết các ứng dụng của ngân hàng hoặc qua siêu ứng dụng như (Grab và ZaloPay), chấp nhận thanh toán bằng thẻ ATM nội địa hoặc thẻ quốc tế (VISA, MasterCard, JCB) chỉ qua một thiết bị duy nhất được tích hợp với hệ thống của cửa hàng. Chúng tôi đang lên kế hoạch tổ chức các chương trình khuyến mại nhằm kích thích nhu cầu mua sắm trở lại của khách hàng tại các cửa hàng của đối tác.

-  Hơn thế nữa, Payoo còn cung cấp dịch vụ mua sắm trả góp 0% lãi suất qua thẻ tín dụng cho các cửa hàng. Đây là giải pháp để tăng doanh thu và đẩy mạnh doanh số hiệu quả sau đợt dịch Covid-19, dành cho cửa hàng. Theo tâm lý chung, sau đợt dịch khách hàng sẽ e dè trong việc mua sắm những sản phẩm có giá trị cao, chính vì thế, hình thức trả góp giúp khách hàng chia nhỏ số tiền phải trả phù hợp với kế hoạch tài chính của họ.

PV


Xem thêm