9 đội khởi nghiệp tranh tài tại VietChallenge 2019


Cuộc thi khởi nghiệp toàn cầu Thử thách Việt (VietChallenge 2019) sẽ diễn ra vòng chung kết để tìm quán quân VietChallenge mùa thứ 4. Đây là hoạt động trong khuôn khổ Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025" (Đề án 844) do Bộ KH&CN chủ trì thực hiện.

Các đội tham gia tại Techfest Vietnam 2018.

Các đội tham gia tại Techfest Vietnam 2018.

Chương trình có sự tham gia và kết nối với Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia (Techfest Vietnam 2019) tại Mỹ.

Hoạt động này nhằm thu hút nguồn lực cho khởi nghiệp sáng tạo, kết nối giữa các startup, các nhà đầu tư, tập đoàn lớn, tổ chức hỗ trợ, thúc đẩy kinh doanh trong và ngoài nước, kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam với thế giới.

Các đội thi sẽ thuyết trình dự án khởi nghiệp trước hội đồng giám khảo quốc tế, tại Đại học MIT, Boston ngày 7/9 để chọn ra ứng viên xuất sắc.

Ở vòng chung kết tổng giá trị giải thưởng cuộc thi lên tới 50.000 USD, trong đó đội vô địch 25.000 USD, Á quân 5.000 USD, và 4 giải ba trị giá 2.000 USD mỗi giải. Các đội tham gia vòng thi này được chọn từ 200 đội thi ở khắp nơi trên thế giới.

Toàn bộ thông tin về cuộc thi lần đầu tiên được Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cập nhật trên website www.2075.com.vn và Fanpage Facebook Sàn công nghệ Vui, nhằm hỗ trợ phát triển thị trường khoa học và công nghệ trên các mạng xã hội tại Việt Nam.

Dưới đây là danh sách 9 đội vào chung kết giải pháp của từng đội:

  • Emmay cung cấp sản phẩm từ Mycelium (thể sợi) thân thiện với môi trường. 

  • Medlink hướng tới mục tiêu thay đổi hệ thống phân phối thuốc tại Việt Nam bằng cách tạo ra nền tảng kết nối trực tiếp người tiêu dùng, các công ty sản xuất thuốc và các nhà thuốc trên cả nước.

  • Tubudd mang đến nền tảng sáng tạo hỗ trợ dịch vụ độc đáo và không giới hạn kết nối các cá nhân du lịch tại Việt Nam với người dân địa phương.

  • Smilee Vietnam cung cấp bộ làm trắng răng thân thiện, đơn giản cho người tiêu dùng gồm keo làm trắng răng hỗ trợ đèn LED.

  • Oxtale là nền tảng phân phối thực phẩm D2C với tiềm năng trên 100 tỷ USD trên toàn thế giới, hỗ trợ người dùng nấu những món ăn mình yêu thích trong 30 phút chỉ với 4 loại thực phẩm.

  • No Spilled Milk cung cấp hệ thống phân phối từ nông dân tới các nhà phân phối nguồn hoa quả, rau tự nhiên. 

  • VVN AI (Việt Nam) cung cấp các giải pháp trí tuệ nhân tạo tùy chỉnh để cho phép các quy trình kinh doanh tự động, đưa khách hàng lên hàng đầu trong cuộc cạnh tranh bằng cách cắt giảm chi phí và cải thiện trải nghiệm của khách hàng.

  • TiMobile (Indonesia) với giải pháp tự động thay thế nhạc chuông của người nhận bằng một video cụ thể do người gọi đặt.

  • Graam (Việt Nam) cung cấp cho doanh nghiệp một giải pháp trung tâm liên lạc dựa trên đám mây bao gồm pin mà không phải trả chi phí trả trước.

Theo Infonet

Bài gốc

Xem thêm