Điều gì giúp Nike trở thành thương hiệu giày đứng đầu thế giới?
Thành lập từ năm 1964 nhưng cho đến nay Nike vẫn là thương hiệu đứng đầu trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm thể thao hàng đầu thế giới. Làm thế nào mà họ thành công xây dựng được nên thương hiệu vĩ đại và đưa những đôi giày Nike đi tới hàng trăm quốc gia?
Phil Knight - người thành lập và xây dựng nên Nike, cũng là một vận động viên điền kinh, có lẽ vì thế mà ông nắm bắt rất nhanh nhu cầu của những người yêu thể thao về những đôi giày. Ngoài việc chú trọng vào chất lượng, lòng đam mê và niềm tin mãnh liệt với những loại giày thể thao thì Knight luôn đặt quyền lợi khách hàng lên số 1.
Nike quan niệm rằng những đôi giày của họ cần phải đáp ứng được nhu cầu mà khách hàng còn chưa nghĩ tới. Quả thật, những chiến dịch như mang khách hàng ra là người tuyên truyền hay sản xuất nhu kiện cần thiết để nâng cao sức khỏe cho khách hàng đã khiến Nike tạo được thiện cảm và đến gần hơn với mọi người.
Đây là một chiến lược mà mọi doanh nghiệp đều cần học hỏi. Để làm được điều này, cuốn sách Công ty vĩ đại nhờ tinh thần khởi nghiệp sẽ gợi ý những chiến thuật mà các thương hiệu có thể giữ chân khách hàng:
Nâng cao giá trị (Value Improvement):
Cách tốt nhất để giữ chân khách hàng là làm cho họ thấy vui vẻ. Nhóm cần liên tục tập trung vào việc nâng cao giá trị sản phẩm. Rõ ràng, vận hành ở quy mô lớn hơn không có nghĩa là ngừng nỗ lực làm cho sản phẩm trở nên tốt hơn. Hãy chắc chắn luôn có những hoạt động cải thiện sản phẩm.
Trải nghiệm khách hàng (Customer Experience):
Những sản phẩm dễ sử dụng và mang lại niềm vui sẽ làm khách hàng trung thành với sản phẩm. Vậy nên, nhóm sản phẩm cần liên tục tìm hiểu về trải nghiệm của người dùng hiện tại với sản phẩm và dịch vụ. Nhóm có thể sử dụng phương pháp kiểm tra khả năng sử dụng và áp dụng các bài học thu được để nâng cao chất lượng sản phẩm.
Phần thưởng và động lực (Rewards and Incentives):
Nhiều công ty có xu hướng chỉ tập trung đưa ra ưu đãi hấp dẫn cho khách hàng mới. Làm ngơ khách hàng hiện tại sẽ dẫn đến tỷ lệ giữ chân khách thấp. Thay vào đó, công ty nên thể hiện sự trân trọng với khách hàng hiện tại bằng cách cho họ thêm phần thưởng và động lực để tiếp tục mua hàng.
Xây dựng cộng đồng (Community Building):
Thay vì đối xử với khách hàng đơn giản như người tiêu dùng đơn thuần, nhóm đổi mới sáng tạo có thể xây dựng một cộng đồng xung quanh sản phẩm. Nó có thể là một câu lạc bộ dành riêng cho khách hàng mua sản phẩm. Việc gia nhập thành viên có thể mang lại một số lợi ích như các khuyến mại miễn phí hoặc sự hỗ trợ của cộng đồng. Trên thực tế, khi khách hàng trở thành một phần của cộng đồng thì họ ít có khả năng rời bỏ sản phẩm hơn.
Đây là ví dụ về các chiến thuật mà nhóm có thể sử dụng để điều chỉnh và hoàn thiện động cơ tăng trưởng. Nguyên tắc cần nhớ là không được áp dụng tất cả chiến thuật cùng một lúc. Nhóm tìm hiểu xem chiến thuật nào hiệu quả, và chiến thuật nào không.
Và cuối cùng, bài học cho những công ty muốn đưa thương hiệu đến gần với công chúng, đó là bạn phải có thông điệp và đổi mới sáng tạo để truyền nó đi thật tốt.
Xem thêm