Kết nối ý tưởng: Nơi doanh nghiệp trực tiếp 'đặt hàng' công nghệ


Tại sự kiện Kết nối ý tưởng, doanh nghiệp sẽ gặp gỡ trực tiếp các đơn vị cung ứng, chuyên gia để chia sẻ nhu cầu và "đặt hàng" các công nghệ phù hợp.

trong-rau-sach_iooc.png

“Kết nối ý tưởng” là mô hình mới thuộc chuỗi sự kiện "Cà phê công nghệ" do Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ (CESTI) triển khai trong năm 2020. Tại đây, doanh nghiệp gặp gỡ trực tiếp nhiều đơn vị cung ứng, chuyên gia để chia sẻ nhu cầu công nghệ và "đặt hàng" công nghệ phù hợp, giải quyết các vấn đề trong hoạt động sản xuất hàng ngày.

Phiên kết nối đầu tiên sẽ diễn ra ngày 04/6 tại Sàn giao dịch công nghệ (số 79 Trương Định, phường Bến Thành, quận 1, TP.HCM) với chủ đề về hệ thống sấy dẻo nông sản cho doanh nghiệp tại Lâm Đồng.

Trước đó, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lâm Đồng đã đề nghị hợp tác, giới thiệu đơn vị cung cấp dây chuyền sản xuất khoai lang sấy dẻo cho hai doanh nghiệp địa phương và CESTI đã tiến hành sàng lọc, làm việc với các đơn vị cung ứng công nghệ phù hợp theo yêu cầu.

Tại buổi "Kết nối ý tưởng" lần này, có 5 đơn vị là các tổ chức thuộc trường đại học, viện - trung tâm nghiên cứu, doanh nghiệp công nghệ,… tham gia với tư cách là bên cung công nghệ và chuyên gia tư vấn.

Cụ thể, Công ty SETECH mang đến công nghệ sấy nông sản bằng năng lượng mặt trời; Công ty Kỹ nghệ Xanh Việt Nam giới thiệu máy sấy thăng hoa sử dụng công nghệ sấy lạnh; Công ty ITS mang đến thiết bị sấy khoai dẻo sử dụng năng lượng mặt trời với giàn sấy động trục đứng; Công ty Hai Tấn giới thiệu buồng sấy bơm nhiệt; Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao công nghệ (Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM) với công nghệ sấy lạnh.

Với việc triển khai chuỗi sự kiện mới, CESTI tiếp tục khẳng định vai trò là "cầu nối" giữa các doanh nghiệp sản xuất và tổ chức/chuyên gia nghiên cứu

Với việc triển khai chuỗi sự kiện mới, CESTI tiếp tục khẳng định vai trò là "cầu nối" giữa các doanh nghiệp sản xuất và tổ chức/chuyên gia nghiên cứu

Trong khi đó, bên cầu công nghệ  gồm hai doanh nghiệp của Lâm Đồng sẽ trình bày các thông tin cơ bản về quy mô, năng lực sản xuất; vấn đề công nghệ đang cần tư vấn; yêu cầu cụ thể… Từ đó, hai bên sẽ cùng trao đổi, giải đáp thắc mắc về công nghệ, phương án hợp tác, xác nhận phương án hợp tác trong giai đoạn tiếp theo. Nếu đạt được thỏa thuận, các bên sẽ tiến hành ký kết biên bản ghi nhớ tiếp tục hợp tác triển khai dự án ngay tại sự kiện.

CESTI là đầu mối theo dõi quá trình triển khai hoạt động hợp tác giữa các bên, thực hiện lưu trữ tài liệu và hỗ trợ xúc tiến ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ. Sau khi kết thúc sự kiện, thực hiện tổng hợp, báo cáo, biên tập hồ sơ lưu trữ các văn bản liên quan, biên tập thành case-study, video sự kiện… và tổ chức truyền thông nhân rộng mô hình.

Theo bà Bùi Thanh Bằng, Giám đốc CESTI, bên cạnh mô hình Kết nối ý tưởng, chuỗi sự kiện Cà phê công nghệ 2020 còn có mô hình Hợp tác công nghệ, tiếp cận từ góc độ nhà cung ứng công nghệ. Mục tiêu là nhằm giới thiệu, quảng bá công nghệ, đề tài nghiên cứu, sáng chế, dự án khởi nghiệp… và kết nối họ với các nhà đầu tư, doanh nghiệp có nhu cầu đổi mới, phát triển công nghệ. Dự kiến sẽ có 5 kỳ Kết nối ý tưởng và 5 kỳ Hợp tác công nghệ được tổ chức. 

Với việc triển khai chuỗi sự kiện mới, CESTI tiếp tục khẳng định vai trò là "cầu nối" giữa các doanh nghiệp sản xuất và tổ chức/chuyên gia nghiên cứu. Qua đó, doanh nghiệp sẽ đặt hàng các giải pháp công nghệ, đi đến ký kết các hợp đồng hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ,… nhằm nâng cao năng lực sản xuất, hiệu quả kinh doanh.

Phương Hà


Xem thêm