Khi thế giới của AI và sự sáng tạo của con người tiếp tục mở rộng


Chúng ta biết máy móc và trí tuệ nhân tạo (AI) có thể làm nhiều thứ, nhưng liệu chúng có thể sáng tạo thực sự?

2du7gzt4khsWKk9vmPtVfUXC.jpg

Thay vì bận tâm về việc AI có thay thế vai trò sáng tạo của con người hay không, chúng ta có thể suy nghĩ tích cực hơn khi xem xét những cách có thể sử dụng AI như công cụ hay dạng xúc tác thúc đẩy sự sáng tạo của con người. Chính sự hợp tác máy móc và con người tạo ra những kết quả thú vị - những cách tiếp cận và kết hợp mới lạ khó có thể phát triển nếu làm việc riêng.

Dưới đây là một số ví dụ về cách AI thúc đẩy sự sáng tạo của con người trong hội hoạ, âm nhạc, vũ đạo, thiết kế, chế biến thức ăn và viết lách.

Hội hoạ

AI đang tạo ảnh hưởng theo nhiều cách trong thế giới của nghệ thuật thị giác. Nó có thể thay đổi nghệ thuật hiện hữu như trường hợp biến bức chân dung Mona Lisa thành Harry Potter, tạo ra những bức hình giống như người thật trên trang web ThisPersonDoesNotExist.com và thậm chí tạo ra các tác phẩm nghệ thuật nguyên bản.

Tác phẩm nghệ thuật AI đầu tiên được bán đấu giá có tên Chân dung Edmond de Belamy, với giá 432.500 đô la qua nhà nhà đấu giá Christie. Thuật toán AI tạo nên tác phẩm có tên GAN (generative adversarial network – mạng đối nghịch phát sinh) được phát triển bởi một nhóm ở Paris, sử dụng bộ dữ liệu gồm 15.000 bức chân dung trong sáu thế kỷ để sáng tạo.

Tranh do trí tuệ nhân tạo ‘vẽ’ được bán với giá 432.500 đô la.

Tranh do trí tuệ nhân tạo ‘vẽ’ được bán với giá 432.500 đô la.

Một phát triển khác làm mờ đi ranh giới của từ nghệ sĩ là Ai-Da, nghệ sĩ robot đầu tiên trên thế giới gần đây đã tổ chức triển lãm cá nhân đầu tiên. Cô robot này được trang bị công nghệ nhận dạng khuôn mặt và hệ thống cánh tay robot được điều khiển bởi AI.

Ai còn có khả năng tạo ra tác phẩm khác thường. Các thuật toán có thể đọc công thức chế biến thức ăn rồi sẽ cho chúng ta biết hình ảnh của món ăn thành phẩm sẽ trông ra sao. Dreamscope của Google sử dụng hình ảnh truyền thống về con người, địa điểm và đồ vật rồi cho chạy qua một loạt các bộ lọc. Sản phẩm đầu ra thực sự độc đáo, dù đôi khi quái rở.

Âm nhạc

Nếu AI có thể tăng cường sự sáng tạo trong nghệ thuật thị giác, liệu nó có thể làm điều tương tự cho các nhạc sĩ? David Cope đã dành 30 năm qua cho dự án EMI (Eperiments in Musical Intelligence - thí nghiệm về trí thông minh âm nhạc). Cope là nhà soạn nhạc truyền thống nhưng đã chuyển sang dùng máy tính để giúp khắc phục hạn chế của nhà soạn nhạc trước đây từ năm 1982. Kể từ đó, thuật toán của ông đã tạo ra nhiều tác phẩm độc đáo trong nhiều thể loại cũng như tạo ra Emily Howell, một AI có thể sáng tác nhạc theo phong cách riêng thay vì sao chép phong cách của các nhà soạn nhạc trước đây.

Trong nhiều trường hợp, AI là công cụ cộng tác cho các nhạc sĩ nổi tiếng ngày nay. Flow Machine của Sony và Watson của IBM chỉ là hai trong số các công cụ mà các nhà sản xuất âm nhạc, những người làm YouTube và các nghệ sĩ khác đang dựa vào để tạo ra các bản hit hiện nay. Alex Da Kid, một nhà sản xuất được đề cử Grammy, đã sử dụng Watson của IBM để thu thập thông tin cho quá trình sáng tạo của mình. AI phân tích "nhiệt độ cảm xúc" theo thời gian bằng cách tìm hiểu các cuộc hội thoại, báo chí và tin nổi bật trong khoảng thời gian năm năm. Sau đó, Alex đã sử dụng các phân tích này để xác định chủ đề cho đĩa đơn tiếp theo của mình.

AIVA, một công cụ AI khác tự nhận là trợ lý sáng tạo cho những người sáng tạo, và sử dụng AI và các thuật toán học sâu để giúp soạn nhạc.

Ngoài việc soạn nhạc, AI đang biến đổi ngành công nghiệp âm nhạc theo nhiều cách khác nhau, từ phân phối đến làm chuẩn âm thanh và thậm chí tạo ra các ngôi sao nhạc pop ảo. Được phát triển bởi nhà soạn nhạc điện tử người Iran Ash Koosha, thông qua thuật toán AI, ca sĩ ảo Yona có thể viết nhạc và trình diễn như bài Oblivious.

Wayne McGregor với sự trợ giúp của AI

Wayne McGregor với sự trợ giúp của AI

Khiêu vũ và biên đạo múa

Một cách để các nhà biên đạo múa có thể thoát khỏi hẳn các mô típ thông thường đó là nhờ sự hỗ trợ của AI. Wayne McGregor, nhà biên đạo và đạo diễn người Anh từng đoạt giải thưởng, được biết đến với việc sử dụng công nghệ trong công việc, đặc biệt thích thú với cách AI có thể cải thiện vũ đạo trong một dự án với Google Arts & Culture Lab. Hàng trăm giờ cảnh quay video của các vũ công đại diện cho các phong cách riêng lẻ đã được đưa vào thuật toán. AI sau đó đã tham gia vào và "học cách nhảy múa”. Mục tiêu không phải là để thay thế biên đạo múa mà là lặp đi lặp lại một cách hiệu quả và phát triển các lựa chọn vũ đạo khác nhau.

Thiết kế sử dụng AI

Một nỗ lực sáng tạo khác mà AI ngày càng tỏ ra lão luyện là thiết kế thương mại. Với sự hợp tác giữa nhà thiết kế người Pháp Philippe Starck, Kartell và Autodesk (công ty phần mềm 3D), chiếc ghế đầu tiên được thiết kế sử dụng AI và đưa vào sản xuất đã ra mắt tại Tuần lễ thiết kế Milan vừa qua. Dự án hợp tác này khai thác việc đồng sáng tạo giữa con người và máy móc.

Chế biến thức ăn

Sự sáng tạo của AI cũng đang biến đổi nhà bếp không chỉ bằng cách thay đổi công thức chế biến lâu đời mà còn tạo ra sự kết hợp thực phẩm hoàn toàn mới với sự hợp tác của một số tên tuổi lớn nhất trong ngành công nghiệp thực phẩm. Thức uống yêu thích của chúng ta cũng có thể nhờ AI “trang điểm”. Bây giờ bạn có thể đặt hàng trước whisky do AI phát triển. Các hãng sản xuất bia cũng có những quyết định hợp lý nhờ AI. Phòng thí nghiệm khoa học máy tính và AI (CSAIL) của Học viện kỹ thuật MIT đang sử dụng tất cả những bức ảnh về thực phẩm mà chúng ta đăng trên phương tiện truyền thông xã hội. Bằng cách sử dụng thị giác máy tính, những bức ảnh thực phẩm này đang được phân tích để hiểu rõ hơn về thói quen ăn uống của con người cũng như gợi ý các công thức chế biến với thức ăn trong hình.

Viết lách

Mặc dù số lượng tài liệu văn bản cung cấp cho các thuật toán AI là rất lớn, nhưng viết vẫn là một kỹ năng đầy thách thức cho AI. Mặc dù AI đã hết sức thành công trong việc tạo ra nội dung theo công thức dạng ngắn như "ai, cái gì, ở đâu và khi nào" của báo chí, nhưng kỹ năng của nó vẫn cần tiếp tục phát triển. AI hiện đã biết viết tiểu thuyết, mặc dù mạng lưới thần kinh tạo ra thứ mà nhiều người có thể đọc thấy lạ. Và, với thông báo gần đầy về một cuốn tiểu thuyết dạng ngắn được viết bởi chương trình AI của Nhật gần như đã giành được giải thưởng văn học quốc gia, thật dễ thấy không lâu nữa AI sẽ có thể cạnh tranh với con người. Superhuman Innovation (Đổi mới siêu nhân) được Kopan Page xuất bản, một cuốn sách không chỉ về AI mà còn được AI đồng sáng tác. PoemPortraits là một ví dụ khác về sự hợp tác của AI và con người, ở đây bạn có thể cung cấp một từ duy nhất và thuật toán AI sẽ tạo ra một bài thơ ngắn.

Khi thế giới của AI và sự sáng tạo của con người tiếp tục mở rộng, đã đến lúc ngừng lo lắng về việc liệu AI có thể sáng tạo hay không, mà là làm thế nào con người và thế giới máy móc có thể bắt tạy thực hiện những hợp tác sáng tạo trước đây chưa ai dám mơ.

P.Uyên


Xem thêm