Để đào tạo trực tuyến không chỉ là giải pháp tình thế ứng phó với Covid-19


Việc triển khai đào tạo từ xa (ĐTTX) theo phương thức đào tạo trực tuyến (ĐTTT) trong hệ thống GDĐH Việt Nam đã có chủ trương, kế hoạch và lộ trình thực hiện từ trước. PGS.TS Nguyễn Thu Thủy – Quyền Vụ trưởng Vụ GDĐH (Bộ GD&ĐT) chia sẻ.

20200316190611-GettyImages-1127257350.jpeg

Dự thảo Chiến lược Quốc gia về CMCN 4.0 đến năm 2030 nhấn mạnh tới nhiệm vụ và các giải pháp liên quan đến việc phát triển nguồn nhân lực. Cụ thể, mở rộng, nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo đại học, đặc biệt trong các ngành đào tạo phục vụ CMCN 4.0…

Dự thảo Chiến lược Quốc gia về CMCN 4.0 đến năm 2030 nhấn mạnh tới nhiệm vụ và các giải pháp liên quan đến việc phát triển nguồn nhân lực. Cụ thể, mở rộng, nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo đại học, đặc biệt trong các ngành đào tạo phục vụ CMCN 4.0.

Trong đó, áp dụng các giải pháp sáng tạo - như là đào tạo trực tuyến e-Learning, đào tạo tại doanh nghiệp theo chương trình được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt - để tăng nhanh số lượng và chất lượng các chương trình đào tạo về CNTT và khoa học kỹ thuật, nhất là các chuyên ngành An ninh mạng, Phân tích dữ liệu lớn, Trí tuệ nhân tạo…

Đổi mới chương trình đào tạo theo hướng giảm lý thuyết, tăng thực hành, tăng kỹ năng tiếng Anh và kỹ năng giải quyết công việc thực tế. Đẩy mạnh trao quyền tự chủ cho các cơ sở đào tạo đại học, kết hợp với tăng cường giám sát cộng đồng và nâng cao trách nhiệm giải trình, tạo áp lực để các cơ sở đào tạo cạnh tranh, nâng cao chất lượng đào tạo; ưu tiên thực hiện với các ngành nghề kỹ thuật cần thiết cho CMCN 4.0.

Ngoài ra, Dự thảo cũng chỉ ra nhiệm vụ mở rộng, nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo nghề phục vụ CMCN 4.0 và hỗ trợ đào tạo kỹ năng cho chuyển đổi công việc. Đổi mới giáo dục phổ thông để chuẩn bị nguồn nhân lực cho CMCN 4.0 trong tương lai (giáo dục STEM, đưa nội dung đào tạo khởi nghiệp sáng tạo vào chương trình Trung học phổ thông…).

Bên cạnh những vấn đề liên quan đến nguồn nhân lực, Dự thảo Chiến lược Quốc gia về CMCN 4.0 đến năm 2030 còn đề cập đến nhiệm vụ phát triển và nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo quốc gia. Trong đó nhấn mạnh tới cơ cấu lại toàn diện hệ thống các cơ sở nghiên cứu KH-CN công lập. Xây dựng và phát triển các trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia, tập trung vào các công nghệ chủ chốt của cuộc CMCN 4.0.

Phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia theo hướng lấy doanh nghiệp làm trung tâm, trường đại học và viện nghiên cứu là chủ thể nghiên cứu mạnh. Ban hành cơ chế, chính sách đặc biệt, đột phá cho các trung tâm đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, các công ty công nghệ lớn, các quỹ đầu tư mạo hiểm… Xây dựng và triển khai các chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp nghiên cứu và ứng dụng công nghệ.

Thu Anh

Nguồn


Xem thêm