Mạng xã hội - cơn ác mộng của báo chí truyền thống
12 năm trước, tạp chí Time của Mỹ bình chọn CHÚNG TA - những công dân mạng - làm nhân vật của năm, với hàm ý tôn vinh những đóng góp thông tin hữu ích của tất cả người dùng trên các trang mạng.
Có lẽ họ không ngờ tới chính những ‘chúng ta’ này và cùng sự phát triển của công nghệ sau 10 năm đã tạo nên cơn ác mộng chưa có hồi kết với báo chí truyền thống: Mạng xã hội.
‘Miếng bánh’ đang bị cướp hết
Hai yếu tố quan trọng nhất đối với 1 tờ báo là: độc giả và nhà quảng cáo. Khi một tờ báo có càng nhiều độc giả, những nhà quảng cáo sẽ xuất hiện càng nhiều để có 1 vị trí quảng cáo trên tờ báo.
Doanh thu từ quảng cáo là rất lớn, và vốn là nguồn thu chính của các tờ báo. Để có một vị trí đặt banner trên báo điện tử Vnexpress, một doanh nghiệp có thể phải bỏ ra tới 120 triệu cho 1 tuần. Một trang quảng cáo màu trên báo giấy Thanh niên có giá lên đến 72 triệu đồng.
Doanh thu này thường gấp nhiều lần doanh thu bán báo giấy của tờ báo. Nhưng đã có một sự dịch chuyển lớn xảy ra, các nhà quảng cáo dần dần rời bỏ báo chí truyền thống để chuyển sang mạng xã hội.
Năm 2015 là năm đầu tiên đánh dấu tổng doanh thu quảng cáo thấp hơn tiền bán báo giấy trên Toàn cầu: 86 tỷ USD so với 92 tỷ.
Cơ cấu lợi nhuận này là kết quả từ sự sụt giảm doanh số bán báo. Cụ thể, năm 2015 này, báo chí Mỹ bị giảm 7% doanh số trong ngày thường, và giảm 4% vào ngày Chủ nhật. Và họ phải cắt giảm 39% nhân sự làm báo để duy trì lợi nhuận.
Có vẻ như cả độc giả và các nhà quảng cáo đang dần dần rời bỏ báo chí. Vậy điều gì đang xảy ra?
Mạng xã hội - Thủ phạm chiếm hết miếng bánh
Nguyên nhân của sự chuyển dịch này một phần là do sự phát triển của các mạng xã hội. Theo thống kê của We are social, trong năm qua 2017, số lượng người dùng thực tế của Facebook tại Việt Nam là 55 triệu, tăng 9 triệu so với năm 2016 - con số này gấp 9 lần so với lượng dân số gia tăng (1.09 triệu).
Cũng trong thống kê này, tổng lượng thảo luận trên Facebook năm 2017 là 55 tỷ, và con số này được ước tính sẽ tăng gấp đôi trong năm 2018.
Điều này, mang lại lợi 2 lợi thế chí mạng của mạng xã hội đối với báo chí:
1. Vượt mặt báo chí về lượng thông tin và độ đa dạng của thông tin
Với mạng xã hội, bất kỳ cá nhân nào cũng có thể trở thành nhà phát hành nội dung với chi phí gần như bằng 0. Họ có thể là sinh viên phản ánh lại đời sống ở trường và khu trọ của mình. Họ có thể là người đi làm phản ánh lại thực trạng trong ngành.
Tất cả tạo nên một môi trường đa dạng thông tin. Bất kỳ ai, với bất kỳ nhu cầu đọc thông tin như nào cũng có thể dễ dàng tìm được điều mình muốn trên mạng xã hội.
Ngoài ra, mạng xã hội là nơi tập hợp những con người sẵn sàng trải nghiệm cái mới. Họ là những người sử dụng các tính năng video, livestream đầu tiên để chia sẻ tin tức. Và những hình thức video này thu hút hơn hẳn những thông tin thuần văn bản truyền thống.
2. Vượt mặt báo chí về khả năng tạo trào lưu
Với những số liệu bên trên, không nghi ngờ gì nữa, mạng xã hội là kênh tạo trào lưu tốt nhất hiện nay. Từ những trào lưu tốt như “Bảo mẫu đánh trẻ”, “Lớp học 100 ngàn”, “Metoo chống xâm phạm tình dục” hay “LBGT” v.v.. mang lại những chuyển biến tốt trong xã hội.
Với 2 lợi thế trên, cũng dễ hiểu rằng các nhà quảng cáo cũng dần bỏ tiền của mình vào mạng xã hội thay vì báo chí. Dẫn đầu là Facebook, với doanh thu từ quảng cáo trong quý I, 2018 là 12 tỉ USD.
Theo báo cáo Advertising Expenditure Forecasts của công ty cung cấp dịch vụ truyền thông Zenith, quảng cáo trên mạng xã hội sẽ vượt mặt báo chí vào năm 2020 với hơn 70 tỷ USD.
Hướng đi nào cho báo chí?
Công bằng mà nói, mạng xã hội vượt mặt báo chí không phải là một tín hiệu tốt. Vì như đã nói ở trên, điểm mạnh của báo chí là các thông tin chính thống đã được kiểm duyệt.
Ai sử dụng mạng xã hội Facebook thường xuyên cũng từng một hai lần thấy những bài share như, "Bé X hiện đang trong cơn hiểm nghèo hãy share để giúp đỡ", "Giết người cướp nội tạng ở Quận X", hay "Gạo được làm từ hạt nhựa" v.v...
Những thông tin này thường đều là dựng chuyện nhằm thu hút sự chú ý của người xem, tăng tương tác cho các tài khoản bán hàng. Khiến những người đọc nhẹ dạ lo sợ, hoặc buồn phiền vì những chuyện không có thật.
Nguy hiểm hơn là những thông tin dạng lừa đảo, như hàng loạt bài đăng về câu chuyện làm giàu, bí quyết thành công, chia sẻ các phần mềm, tài liệu "thần kỳ" phụ vụ kinh doanh. Những tin kiểu này nhằm ăn cắp dữ liệu của người tương tác, lôi kéo họ vào đa cấp hoặc các nền tảng cờ bạc trực tuyến.
Một dạng thông tin rác nữa trên mạng xã hội là "ngụy khoa học".
Nhằm mục đích phá hoại các thương hiệu khác, thậm chí để phá rối an ninh.
Nhìn chung, thông tin được chia sẻ trên mạng xã hội khó có thể tin tưởng được. Đây là lợi thế mà báo chí đang tận dụng để lấy lại vị thế của mình.
Rất nhiều những trang báo, đặc biệt là báo và tạp chí trực tuyến, đã chuyển hướng doanh thu sang tập trung vào phí đọc báo, thay vì tập trung vào phí quảng cáo.
Nhờ vào sự chuyển hướng này, họ có thể tách mình ra khỏi áp lực phải đăng những tin tức “nóng hổi” để thu hút nhiều người đọc, thoả mãn nhà quảng cáo. Và tập trung vào sản xuất những tin tức chuyên sâu, chất lượng cho những độc giả thật sự muốn những thông tin “sạch”.
Nhiều tờ báo giấy đã chuyển sang xu hướng này. Không chỉ nội dung chuyên sâu, họ còn chăm chút vào thiết kế, mang lại cho người đọc cảm giác khác hẳn khi cầm tận tay, xem tận mắt. Những tờ báo như An ninh Thủ đô với giá 80000 đồng/bản, Hạnh phúc gia đình với giá 110000/bản.
Mặt khác, báo chí cũng đang liên minh lại để đòi lại quyền lợi từ mạng xã hội. Ở Mỹ, 2.000 tờ báo đã liên kết với nhau dưới cái tên Đồng Minh Truyền Thông Báo Chí. Họ kiến nghị lên Quốc Hội với lý do rằng, báo chí đã và đang phát hành một lượng lớn thông tin trên Facebook. Nhưng càng ngày càng bị Facebook nuốt hết cả độc giả lẫn quảng cáo.
Họ đòi Facebook những quyền lợi như: chia sẻ dữ liệu về người dùng đọc báo của họ, nhận diện thương hiệu tốt hơn cho các tờ báo (thêm logo của tờ báo vào những tin tức của họ, khi xuất hiện trên Facebook), chia sẻ hoa hồng quảng cáo, và hỗ trợ người dùng đăng ký đọc báo.
Trong vụ kiện này, Facebook đã chịu nhượng bộ, khi họ vốn đã chịu đủ áp lực từ việc thông tin sai lệch và rò rỉ bản quyền trên nền tảng của mình.
Có những hướng giải pháp nhất định cho báo chí, nhưng Facebook nói riêng và các mạng xã hội nói chung vẫn đang chiếm thế thượng phong trong thị trường tin tức và thông tin.
Liệu trong cuộc chiến này, cuối cùng ai sẽ là người chiến thắng? Hay là sẽ có một cái bắt tay lớn, và 2 bên tìm được cách để cộng sinh với nhau? Câu trả lời vẫn còn ở phía trước.
Surphi10