Dữ liệu và Công nghệ trong Tương lai của Bán lẻ: Chuyển đổi số thay đổi cách vận hành của doanh nghiệp


Chuyển đổi số đang là một chiến lược quan trọng và cũng đặt ra nhiều bài toán. 

11.jpg

Internet và Điện thoại thông minh (Smartphone) đang thay đổi cách chúng ta sống, làm việc và tương tác mỗi ngày. Hơn bao giờ hết, cuộc cách mạng công nghệ tác động mạnh mẽ lên mọi lĩnh vực, khiến cho hàng loạt thuật ngữ mới ra đời với cùng chung một công thức - gắn thêm chữ “tech” đằng sau đó - FinTech, PropTech, InsuTech, HealthTech, MarTech…

Công nghệ mới không khiến cho chúng ta cần đáp án khác đi cho câu hỏi Vì sao  - Why, nhưng nó lại làm thay đổi đáng kể cách chúng ta thực hiện nhiều hành vi trong đời thường.

Thật khó có thể hình dung trong thập niên trước, có cách nào khác để gọi taxi mà không cần thông qua tổng đài hay trực tiếp vẫy xe trên đường. Nhưng giờ đây, công nghệ khiến cho nhu cầu đi lại có thể được đáp ứng gần như ngay lập tức (trong thời gian thực) thông qua vài cú chạm trên màn hình điện thoại. Rõ ràng, nhu cầu di chuyển vẫn ở đó, chỉ có cách chúng ta di chuyển là thay đổi.

Đối với ngành bán lẻ, dường như nhu cầu mua sắm (shopping) là không phải bàn cãi, nhưng cách con người mua sắm đã không còn như trước. Trong một thị trường liên tục tăng trưởng hai con số với sự tham gia ngày càng gia tăng của người chơi mới, tương lai của bán lẻ không còn nằm ở việc trả lời câu hỏi chung: làm thế nào để làm hài lòng khách hàng, mà cần phải cụ thể hơn: làm thế nào để chiến thắng từng khách hàng?

Công nghệ có thể góp phần đắc lực để trả lời thuyết phục cho câu hỏi trên. Công nghệ trong bán lẻ ở đây không đơn thuần là đưa mọi thứ lên mạng thông qua hình thức bán hàng thương mại điện tử (e-commerce). Dẫu đang bùng nổ, đây vẫn là một trong những kênh bán hàng (cùng với bán tại cửa hàng offline truyền thống). Điều trước tiên và quan trọng nhất chính là dữ liệu (data) – mỏ vàng mới trong thời đại của kỹ thuật số. Như tác giả Andy Lark từng khẳng định trong cuốn sách Augmented Life in the Smart Lane: “Mua sắm trong tương lai đều xoay quanh trải nghiệm và trải nghiệm đều xoay quanh dữ liệu”.

Vậy làm thế nào để khai phá dữ liệu cho hoạt động bán lẻ? Ứng dụng nó ra sao? Doanh nghiệp bán lẻ cần tiếp nhận và tích hợp công nghệ như thế nào trong hệ thống vận hành hiện tại, từ tìm hiểu khách hàng, marketing, bán hàng, thanh toán,…?  Trong buổi workshop với chủ đề “Dữ liệu và Công nghệ trong Tương lai của Bán lẻ” diễn ra sáng 19/12 , tất cả những thắc mắc đó đã được giải đáp.

Ông Bùi Hải Hà, hiện là Phó Giám đốc Hệ thống Thông tin tại FPT Retail - một trong những đơn vị bán lẻ hàng đầu với các chuỗi cửa hàng điện thoại, thiết bị điện tử đến dược phẩm và gần đây nhất là mỹ phẩm; cũng chính là người có kinh nghiệm trong vai trò tư vấn Chuyển đổi số năm 2018 cho FPT Software, đã chia sẻ chủ đề liên quan đến câu chuyện chuyển đổi số tại những doanh nghiệp ông hợp tác. Bằng chính case study của FPT Retail, ông Hà đã phân tích thực trạng và tầm quan trọng của việc chuyển đổi số.

Chuyển đổi số - Digital Transformation (DX) là đưa những trải nghiệm, hoạt động từ đời thực lên nền tảng số, thay đổi cơ bản cách vận hành của một doanh nghiệp, một tổ chức.

Từ năm 2019, mục tiêu chuyển chuyển số đã là chiến lược chung của FPT Retail. Tuy nhiên, việc chuyển đổi số đa phần gặp thất bại do nhiều nguyên nhân khác nhau. 

22.png

Ông Hà chia sẻ, chuỗi nhà thuốc Long Châu đang ở giai đoạn mở rộng rất nhanh. Việc chuyển đổi số phải bắt đầu từ xây dựng nền tảng kinh doanh, công nghệ và chuyển đổi con người. Mở rộng nhanh chóng một chuỗi bán lẻ gây khó khăn đáng kể trong tiến trình chuyển đổi số của doanh nghiệp.

Với một doanh nghiệp bán lẻ vận hành một lúc nhiều chuỗi, với các mặt hàng đa dạng, dẫn đến khách hàng đa dạng, thách thức của FPT Retail trong chuyển đổi số là phải liên tục điều chỉnh chiến lược thích hợp trong tình hình mới. Phần phức tạp nhất là đảm bảo việc phát triển và vận hành hệ thống. Thách thức đến từ nhân sự bên trong công ty, khi việc chuyển đổi số diễn ra nhanh với quy mô lớn, FPT Retail không thể lập tức thay đổi theo số lượng nhân sự bộ phận IT.

Theo ông Hà, các khách hàng khác nhau có trải nghiệm khác nhau. Nhân viên, quản lý của doanh nghiệp cũng có những trải nghiệm đa dạng với sự đa dạng của sản phẩm kinh doanh. “Tuy nhiên, chúng tôi muốn ưu tiên cho trải nghiệm khách hàng”, ông nói. Tại FPT Retail, tất cả các nhân viên đều sử dụng một ứng dụng chung. Trong đó, nhân viên marketing có thể kiểm tra những chương trình khuyến mãi của công ty hay nhân viên kinh doanh có thể kiểm tra doanh số trong ngày ở bất cứ thời điểm nào.

Điểm chung tất cả nghiệp vụ có thể thực hiện ở một nền tảng. Đằng sau hai ứng dụng là hàng chục hệ thống khác nhau. Từ đó ảnh hưởng rất nhiều đến người dùng.

Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng bán lẻ đứng đầu. FPT Retail là một trong những nhà bán lẻ lớn tại Việt Nam và định vị việc đa dạng hóa chuỗi. Theo ông Hà, vấn đề làm sao để vượt qua khỏi ranh giới. FPT Retail đang có hệ thống chuỗi bán lẻ điện thoại, chuỗi dược phẩm và gần đây nhất là việc thử nghiệm mở cửa hàng mỹ phẩm.

Thanh Nhàn


Xem thêm