Cuộc ra mắt đầu năm của các Đại sứ STEM


Ngày 11/1, Mạng lưới Đại sứ STEM Việt Nam đã chính thức ra mắt và có những hoạt động đầu tiên chào đón năm mới.

1.jpg

Sáng thứ 7, ngày 11/1, tại trường THCS Đức Thắng (Bắc Từ Liêm, Hà Nội), Liên minh STEM đã ra chính thức ra mắt "Mạng lưới Đại sứ STEM Việt Nam" bao gồm các nhà chuyên môn cam kết hoạt động tình nguyện để truyền bá niềm đam mê và kiến thức trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kĩ thuật, toántới cộng đồng.

Ra đời từ năm 2015, Liên minh STEM - một tổ chức chuyên kết nối những người tình nguyện dành thời gian tham gia các hoạt động khuyến STEM - đã làm được rất nhiều việc ý nghĩa: tập huấn cho khoảng 10.000 giáo viên phổ thông về giáo dục STEM, hỗ trợ thành lập hơn 500 câu lạc bộ STEM khắp cả nước, nhất là tại các trường làng. Bên cạnh đó, Liên minh STEM luôn đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức 6 Ngày hội STEM quốc gia và 5 Ngày hội Toán học mở, thu hút được sự quan tâm của đông đảo giáo viên, học sinh và phụ huynh.

Cụm từ “Đại sứ STEM” xuất hiện lần đầu ở Việt Nam cũng chính tại Ngày hội STEM quốc gia 2015 diễn ra tại trường ĐH Bách khoa Hà Nội dưới sự bảo trợ của Bộ KH&CN. Những gương mặt Đại sứ đầu tiên lúc bấy giờ gồm Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân, GS toán học Ngô Bảo Châu, GS toán học Nguyễn Tiến Dũng, KS công nghệ Nguyễn Thanh Sơn, TS khoa học vật liệu Đặng Văn Sơn, TS hóa học Dương Tuấn Hưng, KS ô tô Đỗ Hoàng Sơn…

Tuy nhiên giai đoạn này, phần lớn các Đại sứ mới chỉ mang tính chất hình ảnh, chưa có nhiều hoạt động chính thức. Chia sẻ lý do tại sao trước đó mạng lưới đại sứ “nằm vùng”, TS. Đặng Văn Sơn, Giám đốc học Viện sáng tại S3 và là một trong những thành viên tích cực của mạng lưới, cho biết: “Lúc đó không có bất cứ tổ chức nào hỗ trợ và kết nối các Đại sứ với nhau cũng như với công chúng.

Nhưng giờ đây, sau nhiều hoạt động thường xuyên và mang tính định kỳ, mạng lưới đã sẵn sàng hơn. Mục tiêu trong năm 2020 là mở rộng số lượng Đại sứ lên 100 người và tổ chức được ít nhất 200 hoạt động cộng đồng về STEM như: Định hướng nghề, hỗ trợ các CLB STEM, bài giảng đại chúng, tập huấn giáo viên...

Mạng lưới Đại sứ STEM vốn là một mô hình quen thuộc ở Vương quốc Anh, do Trung tâm STEM Quốc gia tổ chức và quản lý. Mạng lưới bao gồm những người tình nguyện tham gia các hoạt động khuyến khích các bạn trẻ theo học các ngành STEM và làm các nghề STEM thông qua các buổi nói chuyện, hướng dẫn thực hành hay triển lãm... Các hoạt động này không bó hẹp trong lớp học mà có thể diễn ra ở các câu lạc bộ, các nhóm, các cộng đồng… Hiện Mạng lưới đã có mặt trên khắp nước Anh với khoảng 30 nghìn thành viên và được 24 tổ chức tài trợ kinh phí hoạt động.

Là người từng tích cực vận động cho sự ra đời của Mạng lưới Đại sứ STEM ở Việt Nam, TS Đặng Văn Sơn bày tỏ hy vọng, tới đây Mạng lưới sẽ được sự ủng hộ tích của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học ở các trường đại học, viện nghiên cứu; sự quan tâm tài trợ của các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ. "Các doanh nghiệp có thể hỗ trợ theo nhiều cách: cung cấp những chủ đề thú vị cho hoạt động của các CLB STEM; giới thiệu các sản phẩm công nghệ của họ; hoặc hỗ trợ vật liệu, thiết bị...," TS Sơn nói.

Cũng trong khuôn khổ lễ ra mắt, một số đại sứ STEM đã tham gia các hoạt động trải nghiệm với hơn 120 học sinh từ 4 trường THCS Đức Thắng, Đông Ngạc, Thụy Phương, Xuân Đỉnh cùng các phụ huynh và giáo viên ở 5 lĩnh vực: ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, năng lượng, rác thải và hộ chiếu công dân xanh.

Trong đó, các Đại sứ STEM như TS. Nguyễn Bình (Giám đốc Kỹ thuật của PAM Air), TS. Hàn Huy Dũng (ĐH Bách khoa, Trưởng dự án máy đo không khí AirSENSE), và TS. Dương Tuấn Hưng (Viện Hóa học) đã có các bài nói chuyện về chủ đề “ô nhiễm không khí”, giúp các em học sinh nhận biết mức độ ô nhiễm không khí, cách bảo vệ bản thân cùng gia đình, cách thu thập dữ liệu về không khí, đồng thời khơi gợi tinh thần "nếu là một kĩ sư, chúng ta cũng cần phải quan tâm đến môi trường và hoàn toàn có thể tạo ra các máy móc kĩ thuật giúp giải quyết vấn đề môi trường xung quanh", như TS. Hàn Huy Dũng nhấn mạnh.

Dưới đây là một số hình ảnh về sự kiện:

Tại trạm “Ô nhiễm nguồn nước”, học sinh trải nghiệm đo thử độ pH, độ dẫn và độ trong của mẫu nước lấy từ nhiều nguồn để xem thế nào là nước sạch. Các nhóm được hướng dẫn phương pháp kiểm tra từ đơn giản như dùng giấy chỉ thị vạn năng, máy đo cho đến…

Tại trạm “Ô nhiễm nguồn nước”, học sinh trải nghiệm đo thử độ pH, độ dẫn và độ trong của mẫu nước lấy từ nhiều nguồn để xem thế nào là nước sạch. Các nhóm được hướng dẫn phương pháp kiểm tra từ đơn giản như dùng giấy chỉ thị vạn năng, máy đo cho đến phức tạp như kính hiển vi quan sát vi sinh vật. Nhiều bạn bất ngờ vì thấy mẫu nước sông Tô Lịch hóa ra lại không nhiều vi sinh vật như nước giếng khoan.

Tại trạm “Ô nhiễm không khí”, học sinh được hướng dẫn dùng máy đo chất lượng không khí AirSENSE của ĐH Bách Khoa Hà Nội để xem các chỉ số bụi PM từ các nguồn không khí quanh trường, ngọn nến cháy, khói đốt hương nhang, bụi phấn… “Làm sao để lập trìn…

Tại trạm “Ô nhiễm không khí”, học sinh được hướng dẫn dùng máy đo chất lượng không khí AirSENSE của ĐH Bách Khoa Hà Nội để xem các chỉ số bụi PM từ các nguồn không khí quanh trường, ngọn nến cháy, khói đốt hương nhang, bụi phấn… “Làm sao để lập trình được máy này ạ?”, một bạn nữ hỏi TS. Hàn Huy Dũng ở ĐH Bách Khoa. Thầy cho biết bất kì bạn nào quan tâm đều có thể mua bộ Kit đơn giản và đăng kí vào nhóm cùng anh chị sinh viên đang nghiên cứu máy để được hướng dẫn.

Tại trạm “Năng lượng”, cô giáo trao đổi về cách khai thác các nguồn năng lượng hiện nay và hướng dẫn học sinh sử dụng máy đo điện năng của tấm pin mặt trời khi có ánh sáng chiếu vào ở các góc 0, 30, 60, 90 độ. Các bạn đã khám phá rằng dàn năng lượng…

Tại trạm “Năng lượng”, cô giáo trao đổi về cách khai thác các nguồn năng lượng hiện nay và hướng dẫn học sinh sử dụng máy đo điện năng của tấm pin mặt trời khi có ánh sáng chiếu vào ở các góc 0, 30, 60, 90 độ. Các bạn đã khám phá rằng dàn năng lượng mặt trời đạt công suất tối đa khi đặt vuông góc với ánh sáng.

Tại trạm “Rác thải”, học sinh tham gia trò chơi phân loại rác theo thời gian phân hủy và loại rác nào có thể tái chế. Phần lớn các bạn hiểu rằng đồ nhựa như vỏ chai, bút bi, túi nilon… mất hàng trăm năm mới có thể phân hủy, trong khi các loại giấy, …

Tại trạm “Rác thải”, học sinh tham gia trò chơi phân loại rác theo thời gian phân hủy và loại rác nào có thể tái chế. Phần lớn các bạn hiểu rằng đồ nhựa như vỏ chai, bút bi, túi nilon… mất hàng trăm năm mới có thể phân hủy, trong khi các loại giấy, lá cây chỉ cần dưới 1 năm.

Tại trạm “Hộ chiếu công dân xanh”, các bạn nhỏ lập nhóm tìm hiểu về vấn đề ô nhiễm môi trường như các loại chất ô nhiễm, chỉ số AQI... và điền vào hộ chiếu xanh những biện pháp mình đã làm hoặc cho rằng sẽ góp phần cải thiện chất lượng không khí.

Tại trạm “Hộ chiếu công dân xanh”, các bạn nhỏ lập nhóm tìm hiểu về vấn đề ô nhiễm môi trường như các loại chất ô nhiễm, chỉ số AQI... và điền vào hộ chiếu xanh những biện pháp mình đã làm hoặc cho rằng sẽ góp phần cải thiện chất lượng không khí.

Các bạn nhỏ được sờ nắm, dùng thử một loại khẩu trang có khả năng ngăn bụi PM2.5 khác với khẩu trang y tế thông thường.

Các bạn nhỏ được sờ nắm, dùng thử một loại khẩu trang có khả năng ngăn bụi PM2.5 khác với khẩu trang y tế thông thường.

Phụ huynh cũng quan tâm trao đổi về những cuốn sách, học liệu liên quan đến chủ đề trái đất và môi trường.

Phụ huynh cũng quan tâm trao đổi về những cuốn sách, học liệu liên quan đến chủ đề trái đất và môi trường.

Chủ nhiệm câu lạc bộ Hoàng Giáp Maths and Science (giữa) chia sẻ với các thầy cô kinh nghiệm dạy STEM. Theo anh, việc đưa ra các mô hình không chỉ để “chơi theo bản năng” đơn thuần mà người dạy phải có định hướng cụ thể, giúp các em phát triển khả n…

Chủ nhiệm câu lạc bộ Hoàng Giáp Maths and Science (giữa) chia sẻ với các thầy cô kinh nghiệm dạy STEM. Theo anh, việc đưa ra các mô hình không chỉ để “chơi theo bản năng” đơn thuần mà người dạy phải có định hướng cụ thể, giúp các em phát triển khả năng giải quyết vấn đề bắt đầu bằng việc nhìn ra quy luật hoặc lý thuyết trong những bài toán nhỏ đơn giản để từ đó mở ra những bài toán phức tạp hơn.

Ngô Hà


Xem thêm