Nhật ký innovation: Luật chơi khởi nghiệp


“Có biến” -  đó là suy nghĩ của mình khi đi ngang ngã tư Trương Định - Nguyễn Đình Chiểu và thấy “500 anh em” Go Việt áo đỏ đứng đầy hết ngã tư. Không khó để đoán là chuyện gì đang xảy ra: phản đối chính sách trả thưởng – chắc luôn.

Không hiểu sao, lúc đó trong đầu Bung nhớ lại việc từng nói nói với một đứa em em đang rất tự hào là là chạy Go Viet kiếm tiền còn nhiều hơn đơn kỹ sư công nghệ thông tin, và nó cười khẩy trước những đề nghị công việc “dưới 1 ngàn đô”. Lúc đó, thiệt tình, muốn đạp cho nó một phát.

thumbnail.jpg

Lại nhớ, một trong những điều Bung hối hận nhất khi ở Đà Nẵng là không kịp can ngăn ông thầy giáo dạy trường cao đẳng ở nhà bên cạnh đang muốn cầm sổ đỏ vay ngân hàng để mua xe ô tô chạy Grab. Can không được, vì quá trời thầy giáo của trường đó đã và đang có thu nhập rất tốt nhờ chạy Grab.

Bung không kịp nói với mọi người, là những thu nhập khủng đó, chỉ là một phần rất nhỏ của “luật chơi khởi nghiệp” mà thôi. Và đừng bao giờ tin rằng cuộc đời đẹp đến như vậy.

Trong luật chơi cuộc khởi nghiệp, có một thuật ngữ rất đáng sợ: burnrate - tốc độ đốt tiền. Nhà đầu tư mạo hiểm rót một núi tiền cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, để họ trong thời gian ngắn nhất chiếm lĩnh thị trường thị phần và loại bỏ những đối thủ cạnh tranh khác không có đủ tiềm năng về công nghệ, tiền và tốc độ. Tất cả cho sự phát triển và phủ kín thị trường.

Vậy nên, “săn người dùng” và “mua đối tác” là hai thứ cần được chi tiền rất nhiều. CAC – Customer Acquisition Cost – chi phí để có một người dùng mới là bao nhiêu? Khuyến mãi miễn phí hoàn tiền bao nhiêu để họ ở lại. Và chi bao nhiêu để một người mới gia nhập vào “mạng lưới đối tác” để cung ứng dịch vụ? Đó là những con số khủng, và “đốt tiền”.

Và dĩ nhiên, có một nguyên tắc quan trọng hơn, là chừng nào nhà đầu thoái vốn được và lời bao nhiêu trăm phần trăm?

Khởi nghiệp, về lý thuyết là những người tạo ra những giải pháp mới để giải quyết những nhu cầu, những vấn đề của xã hội bằng công nghệ cao, mô hình kinh doanh sáng tạo. Và họ tuyệt đối sẽ không bán nhà để xây dựng doanh nghiệp của mình, mà họ phải sử dụng tiền của nhà đầu tư. Tiền của nhà đầu tư như là một chỉ dấu quan trọng về sự hấp dẫn của công ty khởi nghiệp, sự tài năng của nhà sáng lập và độ lớn của thị trường. Nếu startup mà không có nhà đầu tư nào quan tâm để phải bán nhà thì đó là điều không bình thường.

Với nhà đầu tư, thì nguyên tắc cơ bản là tiền phải sinh ra tiền. Vậy thôi.

Startup thì phải chịu áp lực về tăng trưởng, về số liệu, về những thứ mà nhà đầu tư đòi hỏi. Và cả hai nhóm này, tuyệt đối không có ai tính toán bán và hoạch định chiến lược dở hơn những người sẵn lòng sách xe máy để làm xe ôm công nghệ hay taxi công nghệ.

Có lần, anh Thắng Đồng Tâm mời một chuyên gia người Nhật đến dạy về tư duy đột phá. Ông tới và kể câu chuyện về một con ếch. Con ếch được đặt trong một cái nồi nước lạnh, sau đó người ta đốt lửa dưới đáy nồi nước ấm dần lên. Con ếch cảm thấy rất dễ chịu,  khoan khoái và tận hưởng. Tới khi nước gần sôi, nó có thoáng nghĩ, “hơi nóng nhỉ nhưng thôi kệ nước sẽ ấm lại thôi”. Rồi nước sôi, nó bị luộc chín trước khi kịp nhảy ra khỏi nồi.

Ông chuyên gia bảo rằng chúng ta cũng như những con ếch, bắt đầu với một môi trường không mấy thuận lợi, sau đó mọi thứ trở nên hết sức dễ chịu và mất hoàn toàn cảnh giác. Đột phá, chính là phải biết thay đổi hoàn toàn, là hiểu rằng cuộc sống thay đổi từng giây và mình phải thay đổi, làm mới mình, suy nghĩ của mình khi mọi thứ đang hết sức dễ chịu chứ không chờ đến khi bị luộc chín thì đã quá muộn.

Đây là Võ Phú Luật, từ Trà Vinh lên chạy Go Việt. Luật nói hơi thảm thảm: Luật chơi của người ta mà, chịu thì làm không thì nghỉ, đâu có ai ép mình đâu...

Đây là Võ Phú Luật, từ Trà Vinh lên chạy Go Việt. Luật nói hơi thảm thảm: Luật chơi của người ta mà, chịu thì làm không thì nghỉ, đâu có ai ép mình đâu...

Bung nghĩ, tụ tập phản đối cũng hay, nhưng có khi không phải là giải pháp tốt nhất. Nhưng biết sao giờ, đã… lỡ làng hết rồi.

Bạn Tổng giám đốc của Go Việt là một người mà Bung quen biết đủ lâu, để tin thế nào bạn cũng có khả năng xử lý được việc này, tìm ra một giải pháp dung hòa giữa các bên. Và đúng như dự đoán, Go Việt đã nhân dịp này tung ra chương trình mới: tăng giá cước theo số… nhân, vào những khu giờ cao điểm nhất, theo đúng mô hình: “mức phí cao nhất mà khách hàng có thể trả trùng với mức phí thấp nhất mà tài xế có thể chạy trong những lúc… kẹt xe, hay lễ lạt”.

Điều đó có nghĩa là, hệ thống trí tuệ nhân tạo của Go Việt đã xử lý xong, và chỉ những ai chăm chỉ - thực sự chăm chỉ - mới có thể tiếp tục kiếm được thu nhập tốt như trước. Nói như người phát ngôn của Go Việt - Ông Nguyễn Kiên, Giám đốc phát triển cộng đồng đối tác: “Theo chương trình mới, thu nhập thuần của đối tác tài xế sẽ tăng nhờ tính năng nhân giá theo nhu cầu”.

Nói hoài, mệt quá đi: no free lunch – làm gì có ai mời ăn trưa miễn phí hoài.

Bung Trần

Xem thêm