Nhìn lại cuộc giải cứu đội bóng nhí Thái Lan
Cuộc giải cứu đội bóng nhí 13 người đã thành công tốt đẹp vào chiều tối ngày 10/7. Một cuộc giải cứu khó tin đã được thực hiện, để lại nhiều cảm xúc, vui mừng, nhẹ nhõm và cả đau buồn.
3 ngày giúp đội bóng lặn ra khỏi hang (8/7 - 10/7)
Sau 15 ngày bị kẹt tại hang động Tham Luang, 10 giờ sáng ngày 8/7, nhóm lặn giải cứu đầu tiên được bắt đầu. Nhóm gồm 4 cầu thủ cùng 90 thợ lặn chuyên nghiệp. Các cầu thủ nhí mặc đồ lặn trùm kín mặt, men theo đường dây thừng được căng bởi các thợ lặn. Bình dưỡng khí được đặt sẵn dọc đường với khoảng cách 25-50m/bình để hỗ trợ nếu cần.
5 giờ 30 chiều, họ đã vượt ra khỏi 10km bị ngập nước của hang động, và ra ngoài thành công. 4 cầu thủ ngay lập tức được đưa vào bệnh viện để kiểm tra và hồi sức. Do mực nước đã giảm đáng kể, nên việc giải cứu diễn ra nhanh hơn dự kiến.
11 giờ sáng ngày 9/7, nhóm lặn giải cứu thứ 2 bắt đầu. Mọi chuyện vẫn diễn ra suôn sẻ và tới tối, 5 cầu thủ nhí đã ra khỏi hang và ngay lập tức được chuyển đến bệnh viện. Chỉ còn huấn luyện viên và 3 cầu thủ còn mắc kẹt lại trong hang.
10 giờ sáng ngày 10/7, đợt giải cứu cuối cùng bắt đầu. Đến chiều, họ được giải cứu thành công, và được chuyển vào bệnh viện cùng các đồng đội khác. Tuy nhiên, vẫn còn 4 thành viên đội cứu hộ bị kẹt trong hang, và tới tận tối họ mới ra ngoài được. Kết thúc 18 ngày bị mắc kẹt trong hang động Tham Luang.
Kết quả xét nghiệm sẽ được công bố vào vài ngày tới, nếu không bị nhiễm trùng, các em sẽ được gặp lại gia đình ngay.
6 ngày hồi sức và lên kế hoạch đưa đội bóng ra ngoài (2/7 - 7/7)
Sau 9 ngày tìm kiếm, tuy đã tìm thấy được đội bóng, nhưng việc đưa họ ra ngoài cũng rất khó khăn: Hang động dài 10km và bị ngập nước, thành viên đội bóng thì đang rất yếu và không biết bơi. Thời tiết cũng không mấy ủng hộ khi Thái Lan đang vào mùa mưa lũ, mưa lớn và lũ quét có thể xảy ra 1 lần nữa, trong khi lượng oxi trong hang cũng đang giảm sâu.
Ưu tiên hàng đầu là hồi sức và đảm bảo sự sống cho 13 thành viên đội bóng. Bác sĩ quân y cùng lương thực, nước uống, thuốc men được đưa xuống.
Hàng triệu lít nước được bơm ra khỏi hang, tuy không đủ để giải cứu đội bóng nhưng đủ để duy trì tình trạng không tồi tệ thêm. Đội bóng được huấn luyện các kỹ năng bơi lặn ngay trong hang.
Những câu chuyện bên lề
Họ gồm 840 binh sĩ và 90 lính đặc nhiệm. Họ là đội đặc nhiệm Seal Hải quân Hoàng Gia Thái Lan, binh sĩ, cảnh sát, lính biên phòng, nhân viên kiểm lâm. Họ là các chuyên gia đến từ Nhật Bản, Anh, Lào, Myanmar, Úc, Trung Quốc, Mỹ.
Những trang thiết bị: 4 máy bay trực thăng, 2 máy bơm khổng lồ và 50 máy bơm thường, máy khoan, máy tia X, tàu lặn không người lái, bộ cảm biến ảnh 3D v.v..
Đây có lẽ là tin đau buồn nhất cuộc giải cứu. Anh là Samarn Poonan – một thợ lặn thuộc đội đặc nhiệm Seal. Trong quá trình đặt sẵn các bình oxy dọc theo tuyến đường giải cứu các cầu thủ bị mắc kẹt, anh đã bị hết dưỡng khí và thiệt mạng.
Chính phủ đóng một vai trò quan trọng trong mọi cuộc giải cứu. Trong đợt giải cứu này, chính phủ Thái được đánh giá rất cao bởi cộng đồng. Họ biết né ra 1 bên và dọn đường để các chuyên gia nước ngoài làm việc. Họ tổ chức kỷ luật rất tốt để các bên cứu hộ hợp tác với nhau. Họ quản lý truyền thông chặt chẽ, luôn cung cấp tin tức kịp thời và chuyên sâu.
Trong cuộc giải cứu này, chính phủ Thái xứng đáng được điểm 10. Lối quản lý và hành xử chuyên nghiệp của họ rất đáng để người Việt Nam ta học hỏi.
Tuy là người hùng giúp 12 cầu thủ nhí sống sót trong 9 ngày bị kẹt trong hang, nhưng Huấn luyện viên 25 tuổi vẫn đang phải đối mặt với án phạt, vì đã dẫn các em vào trong hang bất chấp cảnh báo nguy hiểm và không có sự đồng thuận của các phụ huynh.
Tuy nhiên, theo lời của những phụ huynh, họ đều biết ơn và không ai trách anh: "Tôi biết cậu ấy là người tốt. Kẹt trong hang, cậu ấy có vẻ như đang mất tinh thần. Cậu ấy có thể sợ bị cha mẹ bọn trẻ đổ lỗi.
Tôi muốn nói rằng không ai trong chúng tôi đổ lỗi cho cậu ấy cả. Nếu cậu ấy biết điều này sẽ xảy ra thì chắc chắn cậu ấy không đưa bọn trẻ vào đó" - Kum-aey Promtep, bà của cậu bé Duangpetch Promtep 13 tuổi.
Kể từ lúc bắt đầu cuộc giải cứu đầu tiên ngày 8/7, Thái Lan rất thận trọng với truyền thông. Các phóng viên quốc tế đều bị cách ly và rất khó tiếp cận hiện trường để khai thác thông tin. Thông tin từ các hãng lớn của Thái Lan cũng như quốc tế trong 2 ngày qua rất khan hiếm, tin thường chậm hay thậm chí còn không nhất quán.
Đây cũng là một thành công của chính phủ Thái Lan trong việc ngăn ngừa nhiễu loạn thông tin, góp phần giúp đội chuyên gia được chuyên tâm trong công việc giải cứu.
Surphi10