Hỗ trợ 30% kinh phí chuyển giao ứng dụng tiến bộ KH&CN trong nông nghiệp tại TP.HCM


Các doanh nghiệp, đơn vị có mô hình ứng dụng KH&CN, đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp có hiệu quả và sẵn sàng chuyển giao sẽ được nhận kinh phí phối hợp từ ngân sách tối đa lên tới 30% tổng kinh phí thực hiện.

Máy sấy tổ yến kiểu mới tiêu tốn lượng điện chưa đến 4kwh/mẻ và đảm bảo chất lượng, vê sinh của sản phẩm. Sản phẩm đã được Sở KH&CN hỗ trợ chuyển giao cho các hộ làm yến tại Cần Giờ

Máy sấy tổ yến kiểu mới tiêu tốn lượng điện chưa đến 4kwh/mẻ và đảm bảo chất lượng, vê sinh của sản phẩm. Sản phẩm đã được Sở KH&CN hỗ trợ chuyển giao cho các hộ làm yến tại Cần Giờ

Những năm gần đây, cải tiến mô hình, ứng dụng kết quả nghiên cứu KH&CN vào sản xuất nông nghiệp là một hướng phát triển được nhiều đơn vị thực hiện thành công. Trong đó, nhiều mô hình, ứng dụng hay đã đem lại hiệu quả kinh tế lớn cho người nông dân như máy sấy yến giúp tiết kiệm chi phí điện đến 100 triệu năm; nhà sấy nông sản bằng năng lượng mặt trời, các hệ thống nông nghiệp thông minh ứng dụng IoT...

Nhằm đưa các tiến bộ KH&CN, đổi mới sáng tạo như vậy đến rộng rãi hơn nữa với cộng đồng, Sở KH&CN TP.HCM triển khai chương trình hỗ trợ chuyển giao mô hình ứng dụng tiến bộ KH&CN, đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp tại TP.HCM năm 2019.

Theo đó, các trường, viện, doanh nghiệp, tổ chức KH&CN, đơn vị sự nghiệp có mô hình ứng dụng KH&CN, đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp có hiệu quả và sẵn sàng chuyển giao và có đủ chức năng, năng lực triển khai dự án sẽ được nhận kinh phí phối hợp từ nguồn ngân sách Thành Phố. Phần kinh phí này tối đa lên tới 30% tổng kinh phí thực hiện nhưng không vượt quá 300 triệu đống.

Các tổ chức, cá nhân tiếp nhận dự án cũng phải có vốn đối ứng ít nhất bằng 70% tổng kinh phí thực hiện.

Với chương trình hỗ trợ này, Sở KH&CN TP.HCM mong muốn các hộ nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn thành phố được chuyển giao, ứng dụng hiệu quả những mô hình đổi mới sáng tạo, tiến bộ KH&CN mới.

Nhờ đó, người nông dân và các đơn vị, doanh nghiệp có thể tái cơ cấu sản xuất, phát triền sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng suất, chất lượng nhằm tạo thêm việc làm, tăng thu nhập. Đồng thời, những dự án này cũng góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới.

Các cá nhân, đơn vị mong muốn tham gia chương trình có thể liên hệ với Phòng Quản lý KH&CN Cơ sở - Sở KH&CN TP.HCM để tìm hiểu thêm về chương trình và cách thức đăng ký hoặc có thể tải mẫu đăng ký tại đây.

Phạm Sơn - Khampha.vn

Bài gốc

Xem thêm