Amazon khổng lồ cỡ nào?
Kể từ khi thành lập vào năm 1994 đến nay, Amazon đã không đơn thuần chỉ là một công ty bán sách online.
Ngoài việc nắm trong tay trang web mua sắm trực tuyến lớn nhất thế giới, một lực lượng nhân viên hơn 600.000 người, Amazon hiện nay còn có mặt trong cả ngành giải trí, cung cấp công nghệ đám mây, sản xuất thiết bị điện tử...
Và nhờ việc tấn công sang nhiều lĩnh vực khác nhau, Amazon đã trở thành công ty được định giá cao thứ hai tại Mỹ, chỉ sau Apple.
Vậy rốt cuộc Amazon kinh doanh tất cả bao nhiêu ngành nghề? Hãy cùng tìm hiểu tất tần tật về các thương hiệu mà Amazon đang sở hữu và kinh doanh dưới đây nhé:
1. Sách
Amazon Publishing: đơn vị in ấn, dịch thuật và xuất bản sách.
Audible: đơn vị sản xuất và bán sách nói (audio book).
Goodreads: Trang web đánh giá và giới thiệu sách.
AbeBooks: Trang web thương mại trực tuyến chuyên bán sách, tác phẩm nghệ thuật.
Kindle: Thiết bị đọc sách điện tử.
2. Công nghệ đám mây
Amazon Web Services: đơn vị cung cấp dịch vụ điện toán đám mây.
AWS GovCloud: đơn vị cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây cho chính phủ.
Amazon Sumerian: Nền tảng giúp thiết kế các ứng dụng 3D, thực tế ảo, thực tế tăng cường trên Amazon Web Services.
Amazon Drive: Dịch vụ lưu trữ dữ liệu online.
Safaba Translation Systems: đơn vị nghiên cứu công nghệ máy học (machine learning) cho việc dịch thuật.
Mechanical Turk: dịch vụ cho thuê người làm các công việc không thể thực hiện tự động của Amazon Web Services.
3. Vận chuyển
Fulfillment by Amazon: dịch vụ đóng gói và giao hàng của Amazon.
Amazon Flex: dịch vụ gọi giao hàng theo kiểu Grab.
Amazon Locker: dịch vụ giao hàng tới tủ cá nhân của Amazon, sau đó khách hàng sẽ tự lấy về trong 3 ngày.
Amazon Key: khóa thông minh kết nối với người giao hàng giúp họ đưa hàng vào trong nhà. Quá trình sẽ được ghi hình bằng camera.
Amazon Restaurants: dịch vụ giao đồ ăn từ nhà hàng.
Kiva Systems: đơn vị vận hành kho hàng bằng robot tích hợp trí tuệ nhân tạo.
4. Giải trí
Amazon Prime Video: dịch vụ xem video trực tuyến của Amazon.
Amazon Studios: đơn vị sản xuất chương trình truyền hình và phim.
Amazon Music: nền tảng nghe và mua nhạc trực tuyến.
IMDb: Trang web đánh giá và giới thiệu phim và chương trình truyền hình.
Twitch: Nền tảng phát trực tiếp video chuyên về trò chơi điện tử.
Amazon Game Studios: đơn vị sản xuất trò chơi điện tử.
5. Dịch vụ thanh toán
Amazon Pay: Dịch vụ giúp khách hàng thanh toán online qua tài khoản Amazon.
Amazon Prime Rewards Visa: thẻ tín dụng cho khách hàng thành viên.
Amazon.com Store Card: dịch vụ kết nối thẻ tín dụng của ngân hàng với tài khoản Amazon.
6. Cửa hàng bán lẻ
Whole Foods Market + 365 brand: Chuỗi cửa tạp hóa.
Amazon Books: Cửa hàng bán sách và các thiết bị của Amazon.
Amazon Go: Chuỗi cửa hàng không nhân viên.
Amazon 4 Star: Cửa hàng bán các sản phẩm được đánh giá 4 sao trên web Amazon.
Amazon Pop-Up: Gian hàng bán các sản phẩm của Amazon trong các trung tâm thương mại.
7. Thiết bị thông minh
Amazon Alexa: Trợ lý thực tế ảo áp dụng trí tuệ nhân tạo.
Amazon Echo: Loa thông minh kết nối với trợ lý ảo Alexa.
Amazon Fire TV, Fire TV Stick: Đầu thu truyền hình kết nối internet.
Ring: Chuông cửa kết nối wifi và camera.
The Fire Tablet: Máy tính bảng.
Amazon Dash Button: Thiết bị mua hàng chuyên dụng kết nối internet.
8. Mua sắm
Amazon Prime, Prime Now: Dịch vụ giao hàng nhanh.
Zappos: Hãng bán giày và quần áo trực tuyến.
Amazon Prime Pantry: Dịch vụ bán thực phẩm và đồ gia dụng cho khách hàng thành viên.
Amazon Fresh: Dịch vụ bán hàng tạp hóa cho khách hàng thành viên.
Amazon Home Services: Dịch vụ cho thuê người làm việc nhà.
Amazon Handmade: Trang web bán đồ tự làm.
PillPack: Hãng bán thuốc trực tuyến.
Shopbop: Hãng bán quần áo và trang sức trực tuyến.
Souq: Hãng bán lẻ trực tuyến tại các nước nói tiếng Ả Rập.
Bảo Trung (Theo Npr)