KHCN tuần qua: Nhà khoa học Việt 5 năm liên tiếp lọt top 'ảnh hưởng nhất thế giới'


Clarivate Anlysis, công ty hàng đầu thế giới về dữ liệu khoa học, vừa công bố danh sách những nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới. Trong số này có 5 nhà khoa học Việt Nam.

1. Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia Techfest 2018

Lãnh đạo Chính phủ và các Bộ, ngành tham quan các gian hàng triển lãm tại Techfest 2018

Lãnh đạo Chính phủ và các Bộ, ngành tham quan các gian hàng triển lãm tại Techfest 2018

Techfest 2018 - sự kiện được tổ chức quy mô quốc tế, với sự tham gia của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ, các đối tác nước ngoài, lãnh đạo Mạng lưới khởi nghiệp toàn cầu GEN (Mạng lưới lớn nhất về khởi nghiệp trên thế giới), được xem là sự kiện lớn nhất năm về hoạt động khởi nghiệp.

Sau 3 ngày làm việc, đã có hơn 160 cuộc kết nối đầu tư với con số quan tâm đầu tư lên đến 7,86 triệu USD. Ngày hội cũng đã thu hút gần 5.500 lượt người tham dự, 250 gian hàng khởi nghiệp tham gia triển lãm; 250 nhà đầu tư, quỹ đầu tư, diễn giả trong nước, quốc tế.

2. 5 người Việt vào top 1% nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới

PGS. TS. Nguyễn Xuân Hùng (đứng giữa) - hiện là Giám đốc Viện Nghiên cứu liên ngành CIRTECH. Ảnh: HUTECH

PGS. TS. Nguyễn Xuân Hùng (đứng giữa) - hiện là Giám đốc Viện Nghiên cứu liên ngành CIRTECH. Ảnh: HUTECH

Clarivate Anlysis, công ty hàng đầu thế giới về dữ liệu khoa học, vừa công bố danh sách 4,058 nhà khoa học thuộc 21 chuyên ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.

Đây là những nhà nghiên cứu xuất sắc công bố những bài báo thuộc tốp 1% bài báo được trích dẫn nhiều nhất trong 10 năm. Việc được trích dẫn nhiều nhất cho thấy các công trình của họ được đồng nghiệp đánh giá cao về ý nghĩa và tầm ảnh hưởng.

Trong danh sách năm nay có 5 người Việt Nam gồm: PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng - Đại học Công nghệ TP.HCM; GS.TS Nguyễn Sơn Bình - ĐH Northwestern, Mỹ; GS.TS Nguyễn Thục Quyên - ĐH California ở Santa Barbara, Mỹ; GS.TS Võ Văn Ánh - ĐH Công nghệ Queensland, Australia; TS Trần Phan Lam Sơn - Viện nghiên cứu Vật lý và Hóa học Riken, Nhật Bản.

Đây là lần thứ 5 liên tiếp PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng vinh dự nằm trong danh sách này.

3. Việt Nam tự sản xuất vắc-xin lở mồm long móng

Dây chuyền, nơi đóng gói và bảo quản vacxin phòng bệnh LMLM AVAC-V6 FMD Emulsion type O của Cty RTD

Dây chuyền, nơi đóng gói và bảo quản vacxin phòng bệnh LMLM AVAC-V6 FMD Emulsion type O của Cty RTD

Vắc-xin lở mồm long móng chiếm tỷ trọng cao nhất trong các loại Vắc-xin phòng bệnh cho vật nuôi tại Việt Nam. Để giảm chi phí do phải nhập khẩu 100% vắc-xin này, công ty RTD đã đề xuất nghiên cứu, sản xuất và được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt.

RTD đã xây dựng được các quy trình phân lập, tuyển chọn chủng giống virus, quy trình nhân giống và bảo quản chủng giống virus. Quy trình nghiên cứu sản xuất vắc-xin lở mồm long móng type O quy mô phòng thí nghiệm đã hoàn thiện tiến tới sản xuất quy mô công nghiệp, thương mại hóa sản phẩm.

Việc tự sản xuất  này giúp ngành chăn nuôi chủ động hơn trong công tác phòng chống dịch, tăng tỷ lệ tiêm phòng lở mồm long móng cho đàn gia súc, tiết kiệm được ngoại tệ.

4. Thử nghiệm thành công vắc-xin ngừa Alzheimer

Các nhà nghiên cứu Đại học Texas, Mỹ đang thử nghiệm vaccine ngừa bệnh Alzheimer trên động vật và bước đầu đã thu được thành công.

Các cuộc thử nghiệm tiến hành ở chuột, khỉ và thỏ cho thấy: loại vaccine trên đã thúc đẩy cơ thể sản sinh kháng thể ngăn ngừa hình thành 2 loại protein ở não - vốn là thủ phạm gây ra bệnh Alzheimer.

Kết quả khả quan này giúp các chuyên gia quyết định tiến hành thử nghiệm vaccine trên người. Được biết, riêng tại Mỹ có 5,5 triệu người mắc bệnh Alzheimer gây suy giảm trí nhớ tuổi già.

5. Tạo ra em bé biến đổi gene đầu tiên

Ông Hạ Kiến Khuê phát biểu trong một cuộc phỏng vấn ngày 10/10 tại phòng thí nghiệm ở Thâm Quyến. Ảnh: AP.

Ông Hạ Kiến Khuê phát biểu trong một cuộc phỏng vấn ngày 10/10 tại phòng thí nghiệm ở Thâm Quyến. Ảnh: AP.

Hạ Kiến Khuê, nhà nghiên cứu tại thành phố Thâm Quyến, Trung Quốc đã áp dụng kỹ thuật chỉnh sửa gene CRISPR-Cas9 trên phôi thai của 7 cặp đôi. Trong số này, toàn bộ bệnh nhân nam đều nhiễm HIV còn bệnh nhân nữ không mắc. Một trường hợp mang thai cho ADN như mong muốn với sự chào đời của hai bé gái song sinh hồi đầu tháng.

Ông Hạ nhấn mạnh mục tiêu của thí nghiệm không phải để chữa trị hay ngăn ngừa bệnh di truyền, mà nhằm thử chèn thêm các đặc tính sinh học hiếm như khả năng ngăn nhiễm HIV. Ông tìm cách vô hiệu hóa CCR5, gene liên quan đến hiện tượng tạo "cửa protein" cho virus HIV xâm nhập vào tế bào. Việc chỉnh sửa gen được thực hiện trong quá trình thụ tinh nhân tạo (IVF).

Theo kiểm tra ban đầu, một trong hai bé song sinh di truyền cả hai bản sao của gene chỉnh sửa. Cộng đồng khoa học lên án vụ thử nghiệm, còn chính phủ Trung Quốc đã yêu cầu nhóm nghiên cứu tạm dừng hoạt động.

6. Mỹ cho lưu hành loại thuốc điều trị ung thư máu mới

Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy (AML) - một dạng ung thư máu nguy hiểm nhất.

Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy (AML) - một dạng ung thư máu nguy hiểm nhất.

Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) vừa cho phép lưu hành loại thuốc mới, mang tên Xospata, để điều trị cho những người trưởng thành mắc hoặc tái phát bệnh bạch cầu cấp dòng tủy (AML) - một dạng ung thư máu nguy hiểm nhất.

Theo FDA, thuốc Xospata nhằm trực tiếp vào gene FLT3 và là loại thuốc đầu tiên được phê duyệt, có thể sử dụng độc lập trong việc điều trị những bệnh nhân mắc AML có đột biến gene FLT3, vốn bị tái phát bệnh hoặc không đáp ứng với điều trị giai đoạn đầu.

Kết quả thử nghiệm thuốc cho thấy 21% bệnh nhân giảm hoàn toàn hoặc hồi phục máu một phần.

7.  Robot trẻ em có khuôn mặt biểu cảm như người

Các nhà nghiên cứu từ trường Đại học Osaka, Nhật Bản chính thức ra mắt phiên bản thứ hai của người máy Affetto, một mẫu robot với khuôn mặt trẻ em có thể bắt chước biểu cảm của con người.  Phiên bản thứ hai của robot được trang bị nhiều thiết bị truyền động hơn ở phía sau lớp da giả.

Tổng cộng 116 điểm chuyển động trên khuôn mặt đã được sử dụng để phân tích các cơ chế cần thiết giúp tạo ra biểu cảm khuôn mặt giống người nhất.

Do đó, Robot có thể bắt chước một loạt biểu cảm của con người như mỉm cười, ngạc nhiên, cau mày, nghiêng đầu, liếc mắt hay nhắm mắt.

Bước tiến này được kì vọng giúp cải thiện khả năng giao tiếp của con người với robot trong tương lai.

8. Đức ra mắt xe tăng chữa cháy

Công ty Dibuka Gmbh (Đức) vừa ra mắt mẫu xe tăng cứu hỏa Spot 55. Với sức chứa đến 11000 lít nước, khả năng phun nước tối đa 60m và tốc độ 50km/h, ngoài khả năng cứu hỏa, phương tiện này còn giúp bảo vệ lính cứu hộ khỏi hơi nóng và các vụ nổ.

Nó cũng có thể điều khiển từ xa trong trường hợp đám cháy quá lớn, nguy hiểm.

9. Vân tay vạn năng - mở được mọi chiếc khóa smartphone

Các nhà nghiên cứu bảo mật Đại học New York và Đại học Michigan tạo ra thuật toán machine learning có khả năng tạo ra vân tay giả vạn năng, có thể mở khóa đại đa số các smartphone sử dụng cảm biến sinh trắc học. Theo báo cáo sau nghiên cứu, việc tấn công bảo mật "có một tỉ lệ thành công nhất định".

DeepMasterPrints được thực hiện sau khi nghiên cứ 6000 vân tay khác nhau.

10. Tàu Insight (NASA) đổ bộ thành công lên sao Hỏa

àu thăm dò InSight của NASA đổ bộ lên Sao Hỏa vào ngày 26/11/2018. Ảnh: NASA.

àu thăm dò InSight của NASA đổ bộ lên Sao Hỏa vào ngày 26/11/2018. Ảnh: NASA.

InSight khởi hành ngày 5/5 từ căn cứ không quân Vandenberg ở California. Đây là lần cất cánh đầu tiên của một dự án liên hành tinh từ bờ Tây nước Mỹ.

Tàu InSight tiến vào bầu khí quyển mỏng của sao Hỏa với vận tốc khoảng 19.800 km/h ở góc tiếp xúc chính xác 12 độ.  

6.5 phút là tổng thời gian InSight bay qua khí quyển sao Hỏa, từ lúc gia nhập bầu khí quyển tới khi tiếp đất. Trong hai năm tới, trạm đổ bộ InSight sẽ thăm dò chi tiết cấu trúc và thành phần bên trong sao Hỏa.

Bảo Uyên - Khampha.vn

Bài gốc

Xem thêm