KHCN tuần qua: Giáo sư Việt nhận huy chương danh giá, cấy ghép thành công phổi sinh học


Ngoài ra, KHCN tuần qua cũng có nhiều sự kiện đáng chú ý như Thụy Điển giới thiệu xe tải tự lái, phát triển ứng dụng điện thoại giúp tránh thai ngoài ý muốn.

 
 

1. Giáo sư Việt nhận giải thưởng vật lý danh giá Dirac 2018

Trung tâm Quốc tế Abdus Salam về Vật lý Lý thuyết (ICTP) vừa trao Huy chương Vật lý Dirac danh giá cho ba nhà vật lý tài năng, GS Subir Sachdev đến từ Đại học Harvard, GS Đàm Thanh Sơn đang nghiên cứu tại Đại học Chicago, và GS Xiao-Gang Wen (Văn Tiểu Cương) thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT).

Giáo sư Đàm Thanh Sơn cùng hai nhà vật lý người Mỹ gốc Ấn Độ và Trung Quốc cùng nhận Huy chương Vật lý Dirac năm 2018 vì những đóng góp cho hiểu biết về các hệ đa vật thể.

Giáo sư Đàm Thanh Sơn cùng hai nhà vật lý người Mỹ gốc Ấn Độ và Trung Quốc cùng nhận Huy chương Vật lý Dirac năm 2018 vì những đóng góp cho hiểu biết về các hệ đa vật thể.

Theo thông tin trên trang chính thức của giải thưởng, ba nhà vật lý này được trao giải thưởng năm nay vì “những đóng góp độc lập của họ cho sự hiểu biết về các dạng thể mới của vật chất trong hệ đa vật thể, và giới thiệu kỹ thuật liên ngành gốc”.

Giáo sư Đàm Thanh Sơn sinh năm 1969 tại Hà Nội. Hiện ông đang công tác tại Đại học Chicago, là thành viên Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ.

2. Việt Nam mời 100 nhà khoa học nổi tiếng giúp phát triển công nghiệp 4.0

Ban tổ chức chương trình kết nối mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2018 sẽ mời 100 tri thức, nhà khoa học trẻ tài năng người Việt ở nước ngoài về Việt Nam, giúp thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ 4.0.

Những tri thức này được đào tạo bài bản, có những công trình và đóng góp được thế giới ghi nhận trong các lĩnh vực như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nền tảng, các ngành công nghiệp chế tạo ứng dụng tự động hóa, robotics…

Trong một tuần (18-24/8), các tri thức người Việt ở nước ngoài sẽ gặp và nhận "đơn đặt hàng" về phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo.

3. Tàu vũ trụ đầu tiên thực hiện sứ mệnh 'chạm vào Mặt Trời'

Các nhân viên của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đang hoàn thành công tác chuẩn bị cuối cùng để phóng tàu thăm dò Parker trị giá 1,5 tỷ USD đến vành nhật hoa của Mặt Trời.

Tàu thăm dò Mặt Trời Parker của NASA sẽ được phóng lên vào mùa hè này để nghiên cứu về gió Mặt Trời và những câu hỏi chưa được trả lời về Mặt Trời. Nó sẽ đi vào vùng nhật hoa của Mặt Trời và trở thành con tàu đầu tiên đến gần Mặt Trời như vậy. Đồ họ…

Tàu thăm dò Mặt Trời Parker của NASA sẽ được phóng lên vào mùa hè này để nghiên cứu về gió Mặt Trời và những câu hỏi chưa được trả lời về Mặt Trời. Nó sẽ đi vào vùng nhật hoa của Mặt Trời và trở thành con tàu đầu tiên đến gần Mặt Trời như vậy. Đồ họa: NASA.

Với lực đẩy 8,9 triệu Newton, tàu Parker sẽ khởi hành trên tên lửa Delta IV Heavy của United Launch Alliance (ULA) từ Tổ hợp phóng vũ trụ 37 ở Trạm không quân Cape Canaveral, Florida, Mỹ vào 2h33' chiều nay theo giờ Việt Nam.

Theo dự kiến, tàu Parker sẽ tới Mặt Trời vào tháng 11 và trở thành con tàu đầu tiên đến gần Mặt Trời như vậy.

4. Thụy Điển giới thiệu xe tải tự lái

Công ty công nghệ Einride ở Thụy Điển vừa cho ra mắt một loại xe tải tự lái. Chiếc xe có khả năng vận chuyển 16 tấn gỗ và hoàn toàn thân thiện với môi trường.

Chiếc xe này có tên là T/Log, có thể được điều khiển từ xa trong trường hợp cần thiết. T/Log có thể chạy một quãng đường khoảng 200km cho mỗi lần sạc điện.

Chiếc xe này có tên là T/Log, có thể được điều khiển từ xa trong trường hợp cần thiết. T/Log có thể chạy một quãng đường khoảng 200km cho mỗi lần sạc điện.

Chiếc xe này có tên là T/Log, có thể được điều khiển từ xa trong trường hợp cần thiết. T/Log có thể chạy một quãng đường khoảng 200km cho mỗi lần sạc điện.

Nhà sản xuất xe này cho biết, T/Log có thể quan sát 360 độ và không có điểm mù do được trang bị camera, rada và sử dụng ánh sáng lazer để phát hiện các vật cản trên đường.

5. Nuôi cấy thành công phổi sinh học trên lợn

Các nhà khoa học đã cấy ghép thành công phổi nuôi sinh học trên lợn, mở ra hy vọng cung cấp nội tạng cho con người trong tương lai gần.

Theo đó, các nhà khoa học đã tạo ra khung phổi bằng cách lấy phổi từ một con lợn khác rồi ngâm trong dung dịch đường với protein để tách máu và tế bào sống ra khỏi khung. Khung phổi sau đó được xử lý qua hydrogel chứa yếu tố sinh trưởng và hạt nano để sẵn sàng nhận tế bào từ lợn nhận cấy ghép. Phương pháp tương tự có thể được thí nghiệm trên người trong 5 - 10 năm tới.

6. Thí nghiệm thất bại mở đường cho thuốc chống tăng cân thế hệ mới

Nhóm nghiên cứu của Đại học Yale (Mỹ) đã cố gắng tạo ra những con chuột béo phì nhưng thất bại. Họ đã phân tích những con chuột này kỹ càng và phát hiện ra rằng trong quá trình thí nghiệm, họ vô tình chỉnh sửa 2 gen có thể giúp bảo vệ các con chuột khỏi tăng cân dù tiêu thụ vô số chất béo.

Điều đáng ngạc nhiên nhất là 2 gen này có thể được chỉnh sửa dễ dàng bằng thuốc, chứ không phải những công cụ chỉnh gen phức tạp trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng cho biết, cần có sự nghiên cứu kỹ càng và những sự thay đổi nhất định để chứng minh độ an toàn của loại thuốc nói trên.

7. Cảnh báo gen kháng thuốc kháng sinh trong không khí

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc, bầu khí quyển của Trái Đất đang nhiễm độc các gen kháng thuốc kháng sinh (ARG) đe dọa tới sức khỏe của con người.

Nhóm nghiên cứu đã thu thập các mẫu không khí từ 19 thành phố tại 13 quốc gia trên thế giới và sử dụng công nghệ phân tử để phân tích vật chất dạng hạt (PM).

Kết quả cho thấy: 30 chủng ARG khác nhau đã sản sinh ra vi khuẩn kháng 7 loại kháng sinh. Riêng các ARG kháng thuốc vancomycin, một trong những loại kháng sinh đặc hiệu nhất, đã được tìm thấy trong mẫu không khí của 6 thành phố.

Nghiên cứu chỉ ra rằng: một số vùng đang ghi nhận tỷ lệ ARG trong không khí ngày càng gia tăng trong một thập kỷ trở lại đây.

8. Nguy cơ mù lòa từ ánh sáng xanh của điện thoại

Theo nhóm nghiên cứu trường đại học Toledo ở Ohio (Mỹ), ánh sáng xanh của màn hình điện thoại sẽ được võng mạc mắt hấp thụ, từ đó sản sinh những chất độc hại tiêu diệt những dây thần kinh thị giác. Những tổn thương này về lâu dài có thể dẫn đến bệnh thoái hóa điểm vàng và dẫn đến mất thị lực hoàn toàn.

Ánh sáng xanh từ thiết bị di động khi được sử dụng trong môi trường bóng tối sẽ rất nguy hiểm.

Ánh sáng xanh từ thiết bị di động khi được sử dụng trong môi trường bóng tối sẽ rất nguy hiểm.

Do những tác động vô cùng nguy hiểm này, nhóm nghiên cứu khuyến cáo không nên sử dụng điện thoại trong bóng tối bởi ánh sáng xanh từ điện thoại sẽ gây ra những tác hại nghiêm trọng hơn, đồng thời việc này cũng sẽ khiến giãn đồng tử mắt.

Để tránh nguy cơ mù lòa, nhóm nghiên cứu đã đưa ra một vài lời khuyên như đeo kính râm để bảo vệ mắt khỏi ánh sáng xanh và tia cực tím, sử dụng bộ lọc ánh sáng xanh trên điện thoại và không sử dụng điện thoại trong bóng tối.

9. Nhựa có thể phát thải khí nhà kính khi tiếp xúc với ánh sáng

Ô nhiễm nhựa đã và đang ảnh hưởng đến các loài sinh vật biển và sức khỏe của con người.

Nhưng đó chưa phải là tất cả tác hại tiềm tàng của rác thải nhựa, bởi theo một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Hawaii, một số loại nhựa phổ biến giải phóng khí nhà kính mê-tan và ethylene sau khi tiếp xúc với ánh sáng Mặt Trời.

Tuy mức phát thải nhỏ nhưng cứ theo đà sản xuất và thải bỏ nhựa hiện nay, số lượng khí nhà kính tạo ra sẽ trở nên khổng lồ. Ước tính đến năm 2050, lượng rác thải nhựa thải ra trên thế giới sẽ chạm ngưỡng 12 tỷ tấn, nhiều hơn cả số lượng cá trên đại dương cộng lại.

10. Ứng dụng điện thoại giúp tránh thai ngoài ý muốn

Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ vừa cấp phép cho một ứng dụng điện thoại của công ty Natural Cycles tạm dịch là "Chu kỳ tự nhiên", đến từ Thụy Điển có thể giúp các phụ nữ tránh thai ngoài ý muốn với tỷ lệ thành công lên đến 93%.

Ứng dụng điện thoại giúp tránh thai ngoài ý muốn.

Ứng dụng điện thoại giúp tránh thai ngoài ý muốn.

Ứng dụng này cho phép phụ nữ có thể nhận biết những ngày rụng trứng, dựa vào nhiệt độ cơ thể và chu kỳ kinh nguyệt của họ.

Để sử dụng phần mềm này, người dùng được yêu cầu đo nhiệt độ của họ hàng ngày bằng nhiệt kế, ứng dụng này sau đó sẽ hiển thị màu xanh hoặc màu đỏ. Trong những ngày màu đỏ, những phụ nữ này được khuyên nên tránh quan hệ tình dục hoặc phải sử dụng các biện pháp tránh thai.

Ngọc Hương - Quang Niên (Khampha.vn)

Bài gốc